Máy gửi tin nhắn tuyệt mật của Hitler được rao bán giá 14 USD

Máy Lorenz. Ảnh: AFP.
Máy Lorenz. Ảnh: AFP.
Chiếc máy gửi tin nhắn mã hóa giữa Adolf Hitler với các tướng lĩnh được phát hiện trong một nhà kho ở Anh.

Các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Máy móc Quốc gia ở Bletchley Park nhìn thấy một "máy điện tín" được bán trên trang đấu giá điện tử eBay với giá 9,5 bảng (14 USD), và tin rằng nó là máy Lorenz, được sử dụng bởi quân đội Đức để gửi tin nhắn mã hóa tuyệt mật.

"Đồng nghiệp của tôi đang quét trang eBay và ông nhìn thấy một bức ảnh trông giống như máy Lorenz", BBC dẫn lời John Wetter, một tình nguyện viên tại bảo tàng ở Buckinghamshire, miền nam nước Anh.

Để điều tra thêm, Wetter đến Southend, thị trấn đông nam Anh, để gặp người rao bán. Chiếc máy trông giống như máy đánh chữ, nằm trên sàn của nhà kho, được bao phủ bởi một đống rác.

"Chúng tôi nói 'Cảm ơn cô rất nhiều, cái máy này giá bao nhiêu ấy nhỉ?'. Cô ấy nói: '9,5 bảng', vì vậy chúng tôi nói: 'Đây là tờ 10 bảng, cô cứ giữ tiền thừa'", ông kể.

Bảo tàng đang tìm kiếm một mô tơ thay thế. "Nó trông giống như một mô tơ điện trong vỏ màu đen với hai trục mỗi bên, để vận hành bánh răng của máy Lorenz", Wetter nói.

Máy điện báo Lorenz được sử dụng trong Thế chiến II để trao đổi các thông điệp cá nhân giữa trùm phát xít Adolf Hitler và các tướng của ông ta. Máy gồm 12 con lăn, mỗi con lắn chứa nhiều lập trình sắp chữ để mã hóa các thông điệp.

Andy Clark, quan chức cấp cao của bảo tàng, nói rằng chiếc máy này "lớn hơn nhiều so với máy Enigma di động khét tiếng".

"Mọi người đều biết về Enigma, nhưng máy Lorenz được sử dụng cho việc liên lạc có tính chiến lược", Clark nói. "Nó phức tạp hơn nhiều so với máy Enigma".

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.