Mỹ ban hành chính sách ‘theo dõi người dân’

Công bố được đưa ra hôm 3/2. Theo đó, dữ liệu của công dân nước ngoài được giữ lại trong vòng 5 năm, bao gồm các thông tin cuộc gọi, email và các hoạt động truyền thông xã hội. Bên cạnh đó, việc giám sát của các nhà lãnh đạo nước ngoài cũng được kiểm duyệt thường xuyên.
Mỹ ban hành chính sách ‘theo dõi người dân’ ảnh 1 Ảnh minh họa
Văn phòng của Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ đã công bố các quy định mới này vào hôm 3/2, theo đó, những dữ liệu cá nhân vô hại vô tình thu thập được trong quá trình hoạt động tình báo phải được xóa ngay lập tức.

Trong quy định mới này, dữ liệu của công dân nước ngoài thì sẽ được giữ lại trong vòng 5 năm, bao gồm các thông tin cuộc gọi, email và các hoạt động truyền thông xã hội. Bên cạnh đó, việc giám sát của các nhà lãnh đạo nước ngoài cũng được kiểm duyệt thường xuyên.

Một điều khoản sửa đổi khác đối với các chính sách hiện hành về thu thập và lưu trữ dữ liệu chỉ ra rằng, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) chỉ có thể  giữ kín các hoạt động giám sát của họ nhiều nhất là ba năm khi sử dụng hệ thống bảo mật dữ liệu quốc gia nhằm ngăn chặn rò rỉ thông tin.

Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Obama, bà Lisa Monaco cho biết bên cạnh việc tôn trọng quyền riêng tư cá nhân hợp pháp của mọi đối tượng công dân, các cơ quan tình báo của Mỹ cũng cần đảm bảo có đủ nguồn lực và thẩm quyền cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, nâng cao lợi ích trong chính sách đối ngoại và bảo vệ công dân.

Chuyên gia an ninh mạng, ông Alan Woodward đến từ trường đại học Surrey cho biết những quy định thay đổi này là "một bước đi đúng hướng".

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng quy định lưu trữ dữ liệu của công dân nước ngoài trong vòng 5 năm là một vấn đề bất cập. Chế độ cầm quyền và bộ máy chính phủ thay đổi liên tục, nếu việc thu thập và lưu trữ dữ liệu trở nên dễ dàng hơn thì ai biết được trong tương lai những dữ liệu đó sẽ được dùng vào việc gì. Ông cho rằng thời hạn 5 năm là quá dài.

Post by Báo Tiền Phong.

Theo Theo vnreview
MỚI - NÓNG