Hội nghị 6 bên về hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên:

Mỹ chơi khó Bình Nhưỡng

Mỹ chơi khó Bình Nhưỡng
Ngày 4/8, ngày làm việc thứ 10 của Hội nghị  6 bên về cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đã kết thúc mà không đạt được tiến bộ nào.
Mỹ chơi khó Bình Nhưỡng ảnh 1
Cuộc họp báo của trưởng đoàn Mỹ Christopher Hill sau ngày họp thứ 10

Sau nhiều giờ thảo luận bản dự thảo về thoả thuận nguyên tắc, trưởng đoàn Mỹ đặt CHDCND Triều Tiên vào thế khó xử, nói rằng tất cả đã sẵn sàng chỉ chờ Bình Nhưỡng ký vào bản dự thảo.

Nếu cuộc họp lần này không đạt được kết quả nào, Washington sẽ đưa vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng ra thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Một khi điều đó xảy ra, rất có thể CHDCND Triều Tiên sẽ phải chịu một lệnh trừng phạt nghiêm khắc của LHQ.

Tuy nhiên, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Đại sứ Christopher Hill lại nói với các phóng viên: “Chúng tôi tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ cố gắng làm việc với CHDCND Triều Tiên để ký được bản dự thảo về thỏa thuận nguyên tắc”.

Ông Hill khẳng định rằng đến nay Washington đã làm tất cả những gì có thể, đã trao đổi với tất cả những ai cần trao đổi để làm cho cuộc đàm phán  6 bên lần này có kết quả.

Ông trưởng đoàn Mỹ cố cho các nhà báo thấy là Hoa Kỳ đã có những bước đi rất linh hoạt khi đề cập đến vấn đề khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Các trưởng đoàn tham dự Hội nghị đều cho thấy vòng đàm phán thứ 4 này sắp đến hồi kết nhưng chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ Hội nghị sẽ đạt được những kết quả nhất định.

Nhưng lập trường của Mỹ và CHDCND Triều Tiên còn rất khác nhau về nội dung bản dự thảo về thỏa thuận nguyên tắc 6 bên do Trung Quốc soạn thảo. Tuy cả hai bên đều bày tỏ mong muốn sớm làm giảm bất đồng phía Bình Nhưỡng vẫn giữ lập trường không thể từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân cho đến khi không còn bất cứ sự đe dọa nào từ phía Washington.

Tối 3/8 mặc dù cả đoàn Mỹ và đoàn CHDCND Triều Tiên đều có mặt tại Nhà khách Điếu Ngư đài ở hai phòng khác nhau nhưng hai bên cố ý tránh gặp mặt. Trung Quốc giữ vai trò điều phối đã gặp đoàn Mỹ sau đó gặp đoàn CHDCND Triều Tiên để tìm tiếng nói chung. Tuy nhiên, lập trường của hai bên vẫn còn khác nhau rất xa.

Trong khi Mỹ chơi khó với Bình Nhưỡng, tại Tokyo Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Nobutaka Machimura cho biết trung tâm của sự bất đồng ở chỗ chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên sẽ bị dỡ bỏ hoàn toàn hay chỉ một phần.

Các bên đều nhất trí việc Bình Nhưỡng phải hủy bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Còn việc CHDCND Triều Tiên có quyền phát triển chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình hay không hiện đang còn nhiều ý kiến khác nhau.

Trước việc cuộc đàm phán ngày thứ 10 rơi vào bế tắc, trưởng đoàn Nhật Bản Kenichiro Sasae đã phải cầu cứu đến vai trò của Trung Quốc trong việc thuyết phục Bình Nhưỡng sớm đưa ra quyết định.

Quan điểm của trưởng đoàn LB Nga là Bình Nhưỡng sau khi từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân vẫn có quyền theo đuổi chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình. Trung Quốc thì đang thuyết phục CHDCND Triều Tiên ký kết bản dự thảo các bên khác đã chấp nhận về nội dung.

Trưởng đoàn Mỹ cho biết, đến nay phía CHDCND Triều Tiên chưa nhất trí đối với “những nội dung cơ bản” trong bản dự thảo do Trung Quốc đề nghị.

Trưởng đoàn Hàn Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Song Min Soon tiết lộ rằng trong bản dự thảo về thỏa thuận nguyên tắc sau khi nhiều lần sửa đổi có ghi rõ việc Bình Nhưỡng sẽ nhận được sự bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Washington và Tokyo.

Việc hiện nay Bình Nhưỡng sở hữu công nghệ vũ khí hạt nhân đến đâu chưa ai biết. Nhưng các chuyên gia tình báo ước tính rằng CHDCND Triều Tiên đã có đủ số thanh nhiên liệu plutonium để chế tạo ít nhất 9 quả bom nguyên tử.

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.