Mỹ có thể tấn công Syria vào ngày mai

Mỹ có thể tấn công Syria vào ngày mai
TPO – Theo RT (Nga), Nhà Trắng tiết lộ, Mỹ có thể khởi động cuộc tấn công quân sự vào Syria vào thời gian sớm nhất là ngày mai, 29/8.

> Mỹ lên kế hoạch ‘tấn công phẫu thuật’ Syria trong 3 ngày

Các quan chức giấu tên của Mỹ tiết lộ trên tờ Washington Post ngày 27/8 rằng, Nhà Trắng đang cân nhắc cuộc tấn công “hạn chế” vào Syria. Cuộc khởi động tấn công tên lửa vào Syria sẽ được tiến hành “sớm nhất là ngày thứ năm” nhằm trừng phạt Damascus vì sử dụng vũ khí hóa học.

 Không còn nghi ngờ về việc ai đứng đằng sau hành động tấn công vũ khí hóa học ở Syria, đó chính là lực lượng của tổng thống Assad 

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden

Cũng theo báo chí Mỹ, có thể Washington sẽ tiến hành bắn tên lửa từ Địa Trung Hải và khoảng thời gian diễn ra hoạt động quân sự này sẽ kéo dài không quá hai ngày. Mục tiêu của đợt tấn công là kho vũ khí hóa học.

Trong lúc đó, ngày 27/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, lực lượng Mỹ đã sẵn sàng tấn công nếu tổng thống Obama ra lệnh.

Người phát ngôn của Nhà Trắng Jay Carney cho rằng, sẽ thật “mơ hồ” nếu như nghĩ rằng không phải lực lượng tổng thống Assad đứng đằng sau cuộc tấn công hóa học quy mô lớn, làm hàng ngàn người thiệt mạng.

Ông Jay Carney cũng cho biết, Washington không có ý định “thay đổi chế độ” của Syria, nhưng bất cứ cuộc tấn công quân sự nào cũng có giới hạn và không có nghĩa sẽ lật đổ ông Assad.

Mỹ, Anh, Pháp sẵn sàng

Trong khi đó, quân đội Anh cũng được cho là đang soạn thảo kế hoạch can thiệp vào Syria. Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng, bất cứ cuộc tấn công nào cũng nên có giới hạn và các đồng minh sẽ không can thiệp quá sâu vào cuộc chiến dân sự Syria.

“Đây không phải tham gia vào cuộc chiến Trung Quốc hay làm thay đổi lập trường ở Syria, mà quan trọng nhất là vấn đề vũ khí hóa học. Việc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học là sai lầm và thế giới sẽ không đứng yên trước điều đó”, thủ tướng Cameron cho biết.

Nhóm thanh sát viên của Liên Hợp Quốc đang tiến hành điều tra khu vực xảy ra đợt tấn công hôm 21/8
Nhóm thanh sát viên của Liên Hợp Quốc đang tiến hành điều tra khu vực xảy ra đợt tấn công hôm 21/8.

Pháp, quốc gia đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến Libya, cũng sẽ can thiệp vào Syria. Tổng thống Francois Hollande, ngày 27/8, cho biết, “đã sẵn sàng trừng phạt” ông Assad vì sử dụng vũ khí hóa học, vi phạm điều khoản 2005 của Liên Hợp Quốc về hành động quốc tế bảo vệ dân thường.

Trong đêm 27/8, chính phủ Nga huy động máy bay tới Syria và đưa 90 công dân Nga về nước trước lo ngại Mỹ và phương Tây có thể tấn công Syria.

Trước đó, Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã vận chuyển thêm 20 tấn hàng viện trợ nhân đạo tới Syria, chủ yếu là lương thực, thực phẩm.

Về phía Liên Hợp Quốc, nhóm thanh sát viên trong ngày hôm nay (28/8) sẽ tới vùng ngoại ô ở Damascus, nơi cuộc tấn công đã xảy ra hôm 21/8 làm hàng ngàn người chết.

Các nhà phân tích cho rằng, sự vào cuộc của Liên Hợp Quốc có thể đối mặt phản đối của Nga và Trung Quốc, trong khi phương Tây và Liên đoàn Ả rập liên tục lên tiếng chỉ trích tổng thống Assad.

Trong lúc này, chính phủ Syria vẫn tiếp tục phủ nhận tấn công vũ khí hóa học và tuyên bố sẽ bảo vệ người Syria đến cùng. Tuy nhiên, người dân Damascus đang thực sự lo lắng về nguy cơ bạo lực có thể tiếp tục xảy ra.

“Tôi ủng hộ sự can thiệp của nước ngoài. Thực tế là tôi rất lo bởi gia đình của tôi và nhiều người khác đang bị ảnh hưởng, người thân bị cướp đi sinh mạng. Tôi cũng lo sợ một cuộc tấn công quân sự xảy ra”, dẫn lời bà Zaina, một người phản đối ông Assad.

Nga, quốc gia cung cấp vũ khí chính cho chính quyền tổng thống Assad trong những ngày qua, cũng liên tục phản đối hành động quân sự và đưa ra gợi ý lực lượng nổi dậy có thể đã phóng khí độc làm hại dân thường.

Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cũng lên tiếng cảnh báo “sự sai lầm của cơ quan tình báo” có thể dẫn tới hậu quả như cuộc chiến Iraq năm 2003.

Lo ngại nhóm khủng bố al Qaeda

Tổng thống Mỹ Obama, Thủ tướng Anh Cameron và Tổng thống Pháp Hollande đang đối mặt câu hỏi họ sẽ ca thiệp quân sự Syria và chấm dứt cuộc khủng hoảng Syria như thế nào? Liệu sẽ có một thế hệ “hậu Syria” sẽ nổi dậy sau khi nhà lãnh đạo Syria bị lật đổ?

Cuộc khủng hoảng Syria rơi vào giai đoạn căng thẳng nhất từ trước tới nay
Cuộc khủng hoảng Syria rơi vào giai đoạn căng thẳng nhất từ trước tới nay .

Tình trạng hỗn loạn ở Ai Cập hiện nay bắt nguồn từ cuộc nổi loạn từ Syria năm 2011 đã cho thấy một điều, không điều gì có thể đoán trước trong một cuộc cách mạng.

Sự hiện diện của các chiến binh Hồi giáo, kể cả các nhánh của mạng lưới khủng bố Al Qaeda trà trộn trong hàng ngũ phiến quân Syria, đã buộc các nhà lãnh đạo phương Tây phải cân nhắc.

Ngoại trưởng Syria Walid al-Moualem nhấn mạnh, cuộc tấn công của Mỹ sẽ giúp các phần tử của mạng lưới khủng bố al Qaeda nổi dậy. Ông cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo phương Tây “chớ ảo tưởng” rằng quân nổi dậy Syria mà Mỹ hỗ trợ có thể giúp họ cân bằng được quyền lực ở Syria.

“Chúng tôi có cách để tự bảo vệ mình. Chúng tôi sẽ không ngần ngại sử dụng cách thức bảo vệ đó”, ông Walid al-Moualem nói.

Trong khi đó, sự hiện diện của các chuyên gia Liên Hợp Quốc tại Damascus có thể là yếu tố làm kìm hãm các hành động quân sự quốc tế, theo Reuters.

Nguyễn Thủy
Theo Reuters, RT

Theo Dịch
MỚI - NÓNG