Mỹ coi trọng vai trò chủ chốt của ASEAN

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-La hôm 2/6. Ảnh: Joshua Fulton.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-La hôm 2/6. Ảnh: Joshua Fulton.
TPO - “ASEAN càng có tiếng nói chung thì chúng ta càng duy trì được khu vực không bị uy hiếp, một khu vực tồn tại bằng sự tôn trọng luật pháp quốc tế”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-La (diễn ra từ ngày 1-3/6 ở Singapore).

Sát cánh với Ấn Độ, ASEAN và các đồng minh cùng những đối tác khác, Mỹ muốn tạo dựng một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ -- thực hiện cam kết về tự do và thịnh vượng cho tất cả chúng ta, Bộ trưởng James Mattis nói.

“Các quốc gia tin rằng tương lai của họ nằm ở sự tôn trọng chủ quyền và độc lập của từng quốc gia, dù lớn hay nhỏ, và tự do cho tất cả các quốc gia mong muốn qua lại trên vùng biển và không phận quốc tế, ở giải pháp tranh chấp hòa bình mà không áp bức, vào thương mại và đầu tư tự do, công bằng, và có lợi đôi bên, và tôn trọng các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế đã mang đến cho khu vực này hòa bình và thịnh vượng trong những thập niên qua”, ông Mattis phát biểu.

Bốn chủ đề trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Về chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh bốn chủ đề.

Thứ nhất, không gian hàng hải -- khu vực hàng hải chung là điều tốt cho toàn cầu, và giao thông đường biển là huyết mạch quan trọng kinh tế cho tất cả các bên. “Quan điểm của chúng tôi là giữ gìn tầm quan trọng này bằng cách giúp các đối tác xây dựng khả năng hàng hải và thực thi luật pháp và khả năng cải thiện theo dõi và bảo vệ trật tự và lợi ích hàng hải”, ông Mattis nói.

Thứ hai, hoạt động chung với nhau. “Chúng tôi nhận thấy rằng hệ thống các đồng minh và đối tác là một phép nhân lực lượng cho hòa bình. Do đó, chúng tôi bảo đảm rằng quân sự của chúng tôi có thể kết hợp với những quốc gia khác dễ dàng hơn. Điều này áp dụng cả phần cứng và phần mềm bằng cách thúc đẩy tài trợ và bán các thiết bị phòng vệ hàng đầu của Mỹ cho các đối tác an ninh khi mở rộng huấn luyện quân sự chuyên nghiệp của Mỹ cho nhiều sĩ quan không chính thức và sĩ quan của quân đội Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hơn”, Bộ trưởng Mattis phát biểu.

Thứ ba, củng cố pháp quyền, xã hội dân sự, và quản trị minh bạch. Thứ tư, phát triển kinh tế do khu vực tư nhân làm chủ.

“Tất nhiên, trung tâm của những chủ đề này là ASEAN và các cơ sở đã tạo dựng, như Diễn đàn Khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, cũng như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, và cơ cấu ba bên và đa phương của các đối tác có ý muốn giống nhau”, ông Mattis khẳng định.

Củng cố đồng minh và tăng cường hợp tác với đối tác

Theo ông Mattis, yếu tố trung tâm trong chiến lược của Mỹ là củng cố đồng minh và hợp tác vì quyền lợi và mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau. Mỹ cam kết hợp tác với và thông qua các đồng minh và đối tác để giải quyết các thách thức chung, tăng cường khả năng chung, và tăng đầu tư phòng vệ khi thích hợp, cải thiện khả năng hợp tác chung, tổ chức chia sẻ thông tin, và tạo dựng hệ thống các đối tác có khả năng và ý định như nhau.

Tại Đông Bắc Á, môi trường an ninh năng động tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ đồng minh và đối tác vững chắc của Mỹ. Trên Bán đảo Triều Tiên, Mỹ hợp tác với đồng minh, ủng hộ những nhà ngoại giao dẫn đầu nỗ lực này.

Mục tiêu của Mỹ vẫn là giải trừ hạt nhân hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược trên Bán đảo Triều Tiên, và cộng đồng quốc tế đang liên kết tại đây, chứng minh bằng nhiều giải pháp nhất trí của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Ngoài Triều Tiên, Mỹ tập trung vào hiện đại hóa đồng minh với cả Hàn Quốc và Nhật Bản, chuyển đổi những đồng minh quan trọng này để đáp ứng các thách thức của thế kỷ 21.

Tại Đông Nam Á, Mỹ khôi phục hợp tác lâu dài với Philippines và Thái Lan trong khi vẫn thúc đẩy hợp tác vững bền với Singapore. Đồng thời, Mỹ tìm kiếm phát triển mối hợp tác mới với những người chơi chủ chốt khắp khu vực như Indonesia, Malaysia và Việt Nam, nơi đây chúng tôi đã có những tiến bộ lịch sử dựa vào lợi ích chung và tôn trọng lẫn nhau.

“Chúng ta tiếp tục ủng hộ trung tâm ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực, và trao quyền hơn nữa cho họ. ASEAN càng có tiếng nói chung thì chúng ta càng duy trì được khu vực không bị uy hiếp, một khu vực tồn tại bằng sự tôn trọng luật pháp quốc tế”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhận định.

Tại Châu Đại Dương, các đồng minh và đối tác của Mỹ dựa vào không chỉ lợi ích chung, mà còn giá trị chung và lịch sử hy sinh lâu dài. Úc vẫn là một trong những đồng minh mạnh nhất của Mỹ.

Tại Nam Á, Mỹ củng cố mối hợp tác, đặc biệt với Ấn Độ. Mỹ đánh giá cao vai trò của Ấn Độ trong an ninh khu vực và toàn cầu, và xem mối quan hệ Mỹ-Ấn Độ như là hợp tác tự nhiên giữa hai nền dân chủ lớn nhất thế giới, dựa theo sự hội tụ lợi ích chiến lược, các giá trị chung, và tôn trọng trật tự thế giới dựa theo điều lệ.

Mỹ cũng tăng cường tham gia với các đồng minh khác ở Thái Bình Dương, như Anh, Pháp, Canada, với những quốc gia Mỹ chia sẻ lợi ích lâu dài trong khu vực.

MỚI - NÓNG