Mỹ muốn tăng đầu tư vào khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương

Ông Douglas tại buổi thảo luận. ảnh: VA
Ông Douglas tại buổi thảo luận. ảnh: VA
TP - Trong cuộc thảo luận sáng qua tại Hà Nội, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã chia sẻ thông tin về Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương được Mỹ công bố từ cuối năm 2017.

Tại buổi thuyết trình do Viện Nghiên cứu Quốc tế và Đối ngoại nhân dân (thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) tổ chức, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Walter Douglas giải thích về 3 trụ cột của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, gồm kinh tế, quản trị và an ninh.

Về an ninh, ông Douglas cho biết trong thời gian tới, Mỹ sẽ tăng cường hiện diện hải quân ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Năm 2020, Mỹ dự kiến đưa 2/3 lực lượng hải quân ở các khu vực khác đến châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ đã hiện diện quân sự ở đây từ lâu, nhưng điểm khác của chiến lược này là Mỹ sẽ đầu tư ngân sách nhiều hơn cho quốc phòng và sự hiện diện của Mỹ ở khu vực, phục vụ các hoạt động cứu trợ nhân đạo, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và gìn giữ hòa bình.

Về kinh tế và quản trị, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) ước tính khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương cần 1,7 ngàn tỷ USD cho phát triển cơ sở hạ tầng mỗi năm. Ước tính còn khoảng 50.000 ngàn tỷ USD nhàn rỗi trong các định chế tài chính quốc tế tại Hong Kong, London, New York. Mục đích của Mỹ là huy động các doanh nghiệp tư nhân và các định chế tài chính đầu tư nhiều hơn vào khu vực.

Năm 2017, Mỹ rót 960 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Năm 2018 tăng lên hơn 1 ngàn tỷ USD. Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore nhận được phần đầu tư nhiều nhất. FDI của Mỹ vào Việt Nam đang ở mức 1,5 tỷ USD, Philippines dưới 6 tỷ USD, Thái Lan 15 tỷ USD, riêng Singapore là 260 tỷ USD. Mục tiêu của Mỹ là trong thời gian tới, Việt Nam ít nhất phải cao bằng Philippines, và các nước khác cũng phải cao hơn để tất cả các quốc gia khu vực nhận được vốn FDI của Mỹ theo hướng tăng dần, ông Douglas nói.

Quan chức này cho biết 3 lĩnh vực và các doanh nghiệp Mỹ sẽ tập trung vốn đầu tư vào khu vực trong thời gian tới gồm: kinh tế số, năng lượng và hạ tầng. Chính phủ Mỹ muốn tạo ra môi trường hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư Mỹ vào 3 lĩnh vực này.

Trụ cột còn lại là đảm bảo nền quản trị minh bạch và hiệu quả nhằm phát triển hạ tầng chất lượng cao.

MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPO - Người tự nhận có thể cầu mưa cho TPHCM nhận lỗi; Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn phải nộp thêm 400.000 USD và 100 triệu đồng; Nam thanh niên trộm chó trong tích tắc; Siêu tàu cao tốc từ TPHCM - Côn Đảo chính thức hoạt động; Đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2,... là những tin tức đáng chú ý tại TPHCM tuần qua.