Mỹ - Trung ứng xử thế nào với tranh chấp trên Biển Đông?

Mỹ - Trung ứng xử thế nào với tranh chấp trên Biển Đông?
TPO – Theo các thông cáo chính thức, tại các hội nghị cấp cao, lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc đều ủng hộ hoặc khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông-DOC.

>Quan hệ ASEAN – Mỹ hết sức quan trọng với hòa bình, an ninh khu vực

>Tuyên bố chung của Hội nghị ASEAN-Trung Quốc

>Giữ cân bằng và duy trì ổn định ở Biển Đông

Lãnh đạo Mỹ - Trung tại Campuchia
Lãnh đạo Mỹ - Trung tại Campuchia.

Lại nóng chuyện không ‘quốc tế hoá’ vấn đề Biển Đông

Theo New York Times (NYT), trong hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc, lãnh đạo Campuchia đọc một tuyên bố trong đó nói đến sự “đồng thuận” của Hiệp hội trong vấn đề Biển Đông là sẽ không “quốc tế hoá”. Tuy nhiên, NYT dẫn lời của một số người tham dự, cho biết đại diện các nước khác trong Hiệp hội bác bỏ tuyên bố này. Cũng theo NYT, thông tin trên đã được một số quan chức Trung Quốc xác nhận sau đó.

Trả lời báo chí bên lề hội nghị ngày 20 -11, Tổng thống Philippines Benigno Aquino khẳng định có sự đồng thuận và đây là vấn đề đa phương nên không thể dựa trên giải pháp song phương.

Một ngày trước đó, Philippines cũng đã lên tiếng phản đối tuyên bố của quan chức Campuchia rằng các nước ASEAN đã đạt được đồng thuận về việc không quốc tế hoá vấn đề Biển Đông.

Về giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, Trung Quốc luôn khẳng định rằng chỉ nên đàm phán trực tiếp (tay đôi) với từng nước liên quan. Trong khi đó, các nước có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc, luôn khẳng định lập trường rõ ràng về một cách tiếp cận đa phương sẽ giúp tháo gỡ bế tắc, ngăn chặn xung đột, đảm bảo hoà bình và ổn định trong khu vực.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao nước ta (TPO đã đưa tin), tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc: Hai bên đánh giá cao quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN-Trung Quốc và cần tiếp tục thực hiện hiệu quả kế hoạch hành động giữa hai bên giai đoạn 2011-2015; nhấn mạnh ý nghĩa và việc thực hiện đầy đủ các hiệp định và thỏa thuận trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) vì lợi ích của cả hai bên, đồng thời phát huy hiệu quả của Trung tâm ASEAN-Trung Quốc trong hỗ trợ xúc tiến thương mại và đầu tư.

Hai bên nhất trí phấn đấu đạt mục tiêu 500 tỷ đô la kim ngạch thương mại hai chiều vào năm 2015; tiếp tục đẩy mạnh 11 lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp, công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực, phát triển Mê Công, giao thông, năng lượng, văn hoá, du lịch, y tế và môi trường. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông-DOC (2002-2012), Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thông qua một Tuyên bố chung khẳng định giá trị, tầm quan trọng và việc thực hiện đầy đủ DOC nhằm bảo đảm hoà bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông; giải quyết hòa bình các tranh chấp, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển Liên hợp quốc năm 1982; đồng thời cùng hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc COC.

Tổng thống Mỹ ủng hộ

Theo thông cáo chính thức từ Nhà Trắng, trong cuộc gặp với lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN tối qua (19 - 11), Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ ủng hộ Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông.

Ông Obama và các nhà lãnh đạo ASEAN đã thảo luận về tầm quan trọng của việc thiết lập cơ chế, quy trình để đảm bảo hoà bình, ổn định trước những tranh chấp về lãnh thổ trên Biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam). Theo thư ký báo chí của ông Obama, cả Tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo ASEAN cùng kêu gọi có “kết luận sớm” về bộ quy tắc ứng xử để xử lý tranh chấp trên Biển Đông.

Trong khi đó, nhằm mở rộng hợp tác trước thách thức về nạn cướp biển, Mỹ thông báo ý định gia nhập Hiệp ước Hợp tác khu vực về chống cướp biển tại châu Á (ReCAAP).

Theo Viết
MỚI - NÓNG