Nạn cướp biển giảm 30% trên toàn thế giới

Nạn cướp biển giảm 30% trên toàn thế giới
Theo Trung tâm Thông tin cướp biển thuộc Cơ quan Hàng hải quốc tế (IMB), 6 tháng đầu năm 2005 số vụ cướp biển trên toàn thế giới đã giảm 30%.
Nạn cướp biển giảm 30% trên toàn thế giới ảnh 1
Cảnh sát Malaysia luyện tập chống cướp biển

Tuy nhiên, tại một số vùng biển tình trạng lại tồi tệ hơn với việc gia tăng hành động tấn công bạo lực.

Trên toàn thế giới trong 6 tháng qua xảy ra 127 vụ cướp biển, so với 182 vụ cùng kỳ năm 2004. IMB còn cho biết, có 176 thuỷ thủ bị bắt làm con tin trong 6 tháng qua.

Eo biển Malacca giữa Malaysia và Indonesia, nơi có khoảng 50.000 tàu thuyền qua lại mỗi năm và chiếm 1/3 lượng vận tải thương mại thế giới, vốn là vùng hoạt động mạnh nhất của cướp biển, đã không xảy ra vụ cướp biển nào trong vòng 2 tháng sau thảm hoạ sóng thần ngày 26/12/2004.

Vùng biển Indonesia, chiếm tới 1/3 tổng số vụ cướp biển của thế giới với 42 vụ, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2004. Vùng biển Nigeria được biết đến như nơi nguy hiểm thứ 3 trên thế giới đối với giao thông hàng hải cũng giảm xuống còn 7 vụ. Các vùng biển Somalia, Bangladesh, Ấn Độ mỗi nơi xảy ra khoảng 8 vụ.

Theo IMB, dù số vụ cướp biển trên toàn thế giới giảm, nhưng lại xuất hiện thêm nhiều điểm nóng mới, đồng thời mức độ nghiêm trọng hơn nên không thể xem thường. Eo biển Malacca chỉ bình yên được 2 tháng và trong 4 tháng qua đã xảy ra gần chục vụ cướp với mức độ nghiêm trọng.

Theo IMB, nạn cướp biển ở vùng biển Somalia không chỉ gia tăng về số lượng mà hành động của chúng ngày càng tàn bạo, liều lĩnh hơn. Vùng biển Iraq, năm 2004 không xảy ra vụ nào nhưng 6 tháng qua đã xảy ra có ít nhất 4 vụ. Bọn cướp biển tại vùng biển Iraq được trang bị vũ khí hiện đại và thường cướp tàu chở dầu.

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.