Này các bà, tôi là Tổng thống chứ!

Này các bà, tôi là Tổng thống chứ!
Đệ nhất nhân tình nước Pháp, bà Valerie Trierweiler, hôm 13-6, không nén được sự ghen tuông, khi can thiệp vào cuộc vận động tranh cử quốc hội, qua việc tuyên bố ủng hộ ứng viên đối thủ của bà Ségolène Royal, vợ cũ và có 4 đứa con với đương kim Tổng thống Pháp hiện nay.

Sau khi trở thành đệ nhất phu nhân Pháp không có giấy hôn thú, nhà báo Valerie Trierweiler gây ra cuộc tranh cãi sau khi bà đưa ra một thông tin trên trang mạng xã hội Twitter. Tuy chỉ có vỏn vẹn 22 chữ, nhưng thông điệp trên mạng xã hội Twitter của bà Trierweiler đã có sức công phá như một quả bom, làm cho tất cả mọi người sửng sốt, đảng Xã hội bối rối khó xử và bực bội, còn cánh hữu thì mỉa mai, chê cười.

Cái tweet của bà Valerie Trierweiler, có nội dung ủng hộ một ứng cử viên Quốc hội, đang gây xôn xao dư luận vì hai lý do. Thứ nhất, bà vừa là vợ không giá thú của Tổng thống Hollande vừa là một nhà báo vẫn còn hành nghề. Thứ hai, ứng cử viên mà bà ủng hộ là đối thủ của bà Segolene Royale, người bạn đời trước đây của Tổng thống Hollande.

Không ai ngạc nhiên khi lập trường của bà Trierweiler đã mang lại thuốc bổ cho đảng đối nghịch UMP, đang cố đảo ngược thế cờ trong vòng bầu cử thứ hai vào chủ nhật này.

Lên tiếng trên đài truyền hình, bà Nathalie Kosciusko-Morizet, cựu Bộ trưởng của đảng UMP phê phán bà Trieweiler lẫn lộn giữa chuyện cá nhân và chuyện chính trị, lẫn lộn giữa vai trò đệ nhất phu nhân và nhà báo. Nhiều cử tri Pháp đồng ý rằng bà Trierweiler không nên xen vào chuyện chính trị. Nhưng theo nhà phân tích chính trị Bruno Cautres, đa số dân Pháp không quan tâm đến đời tư của bà Trierweiler: “Họ chỉ quan tâm đến các biện pháp của tổng thống để giải quyết khủng hoảng kinh tế, nạn thất nghiệp, thâm hụt ngân sách… họ không chấp nhận người vợ, người bạn đời của tổng thống xen vào sinh hoạt công cộng”.

Trong khi đó, Tổng thống Hollande lại ủng hộ bà Segolene Royale, người bạn đời trước đây của ông. Nếu đắc cử, bà này sẽ là phụ nữ đầu tiên giữ chức Chủ tịch Quốc hội Pháp.

Khi chỉ trích hành động của bà Trierweiler, một số nhà bình luận còn cho rằng chính ông Hollande phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra một loạt các sự kiện bi hài này. Tại sao ông Hollande lại để tên của mình xuất hiện trong tài liệu tranh cử của bà Royal trong lúc ông từng tuyên bố là trên cương vị tổng thống, ông sẽ không tham gia vào các hoạt động vận động tranh cử lập pháp của đảng Xã hội, ông hoàn toàn có các phương tiện khác, hiệu quả hơn, kín đáo hơn và tế nhị hơn, để ủng hộ bà Royal?

Báo chí Anh được dịp chế diễu nước Pháp: Tờ Daily Telegraph nhận định đó là một cuộc “chiến tranh hoa hồng” giữa hai người đàn bà.

Tờ Times đánh giá là người sống cùng ông Hollande đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong nhiệm kỳ tổng thống này, đi kèm với một bức tranh vẽ hình ông Hollande giơ tay làm dịu căng thẳng với lời tựa lại bằng tiếng Pháp: Này các bà, tôi là tổng thống chứ.

Thông tín viên của tờ Times ở Paris ghi nhận là tình yêu ngự trị tại Pháp và nói xéo bằng cách trích tục ngữ : “Ghen tuông không có gì là tội lỗi cả, đó bằng chứng của tình yêu”. Ẩn số hiện nay là liệu vụ Trierweiler có ảnh hưởng ra sao kết quả cuộc bỏ phiếu ở vòng hai.

Theo G.K
Petrotimes

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.