Nga - Mỹ khởi động lại quan hệ từ… Bắc Cực

Ảnh: RT
Ảnh: RT
TPO - Trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ, tỷ phú Donald Trump nhiều lần đề cập tới việc thiết lập quan hệ giữa Moscow và Washington có tính xây dựng hơn. Giới phân tích tin rằng, sau khi ông Trump đắc cử, quan hệ Nga – Mỹ sẽ được sưởi ấm.

Phân tích trên tờ The National Interest, chuyên gia Mark E. Rosen cho rằng, không giống như Tổng thống Barack Obama, người đã chọn một cách tiếp cận cực kỳ nghiêm ngặt với Nga, ông Donald Trump hoàn toàn khác, dường như tỷ phú người Mỹ có thể tìm đưa ra một giải pháp nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài giữa hai cường quốc trong nhiều tháng.

Rosen cho rằng, những khu vực hứa hẹn nhất để giúp Nga và Mỹ có thể khởi động lại quan hệ, không phải là Syria và Ukraine, nơi mà hai nước phải mất thêm một thời gian dài nữa để có thể giải quyết rốt ráo, mà chính là Bắc Cực, nơi mà Moscow và Washington đều có những lợi ích chung to lớn.

Nhiều người trong Nhà Trắng coi Bắc Cực là nơi sinh sống của những chú cực gấu dễ thương, và là trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu đặc biệt quan trọng.

Ở một khía cạnh khác, sự thay đổi khí hậu đối với châu lục này đồng nghĩa với sự ra đời của một đại dương mới, có thể được sử dụng để vận chuyển dầu và khí đốt từ châu Âu đến châu Á.

Theo đánh giá của giới nghiên cứu địa chất Mỹ, thì Bắc Cực có khoảng 10% dự trữ dầu thế giới và 25% trữ lượng chưa được khám phá, tương đương khoảng 90 tỷ thùng dầu, 1.699 nghìn tỷ feet khí đốt tự nhiên và khoảng 44 tỷ thùng khí tự nhiên dạng lỏng.

Viện Hải dương học Nga cũng cho biết, khu vực hình yên ngựa trong lòng Bắc Cực chứa đến 10 tỷ tấn dầu, chưa kể nhiều loại khoáng sản quý khác như niken và kim cương.

Riêng ở trung tâm biển Barents tồn tại một mỏ khí đốt đã được kiểm chứng với trữ lượng khoảng 3,7 nghìn tỷ m3 khí đốt và 31 triệu m3 khí đốt hóa lỏng, đủ để cung cấp cho EU trong 7 năm.

Các nhà khoa học cũng tin rằng, Bắc Băng Dương sẽ không còn băng trong một vào thập niên tới, và đây cũng là căn cơ của các cuộc cạnh tranh mới nhằm tranh giành hàng loạt các nguồn lực, từ dầu mỏ, khí đốt cho tới du lịch và lưu thông hàng hải trong khu vực.

Nếu hoạt động của con người ở Bắc Cực khởi động ngay từ lúc này, thì Mỹ cùng với Nga, Iceland, Na Uy và Đan Mạch sẽ được hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên của khu vực này.

Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, việc Trung Quốc đầu tư ở Bắc Cực, có thể trở thành một công cụ để thúc đẩy mục tiêu chính trị mới của Bắc Kinh, nhằm thay đổi cán cân quyền lực trên vũ đài chính trị thế giới. Rõ ràng, Nga và Mỹ khó có thể chấp nhận viễn cảnh này.

“Với sức mạnh của Trung Quốc – về tiền bạc, ông Trump nên mời Putin để cùng thiết lập mối quan hệ với Na Uy, Đan Mạch và Ngân hàng phát triển Bắc Cực, nhằm làm đối trọng với các quỹ đầu tư của Trung Quốc dành cho các dự án quy mô lớn”, chuyên gia Mark E. Rosen phân tích.

Ngoài ra, Washington cũng có thể giúp Moscow tham gia sâu hơn vào Tổ chức Hàng hải quốc tế, qua đó hỗ trợ cho Nga một nguồn bổ sung kinh phí cần thiết để giúp Moscow phát triển một đội tàu băng nhằm cải thiện an toàn hàng hải và vận tải.

“Bắc Cực - một trong số ít những nơi mà cả Mỹ và Nga đều có chung lợi ích. Một khi Washington và Moscow cùng tái khởi động mối quan hệ dựa trên lợi ích chung, thì sẽ tạo ra sự tin tưởng giữa hai quốc gia cũng như giới lãnh đạo hai nước.

Điều này là cơ sở để tháo gỡ những ‘điểm nóng’ khác nhau mà hai nước đang cùng đối diện trên thế giới”, chuyên gia Mark Rosen kết luận.

Theo Theo RIA Novosti
MỚI - NÓNG