Nga phản đối Mỹ duy trì hiện diện gần mỏ dầu ở Syria

Quân đội Mỹ tại Syria. Ảnh: AP
Quân đội Mỹ tại Syria. Ảnh: AP
TPO - Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh quyết định thành lập các căn cứ quân sự Mỹ để bảo vệ các mỏ dầu ở Syria là “bất hợp pháp, vi phạm luật pháp quốc tế”.

“Bất kì hành động nào nhằm củng cố sự hiện diện quân sự bất hợp pháp của Mỹ tại Syria đều đi ngược lại luật pháp quốc tế, và là hành động không thể chấp nhận được, theo quan điểm của Moscow”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin nói với báo giới hôm qua, 5/11.

Tuyên bố của ông Vershinin được đưa ra ngay sau khi có thông tin cho rằng quân đội Mỹ đang xây dựng hai căn cứ mới tại tỉnh Deir ez-Zor ở phía đông Syria, nơi có trữ lượng dầu mỏ dồi dào.

Quân đội Mỹ đã rút lui khỏi một số khu vực ở Đông Bắc Syria khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch tiêu diệt phiến quân người Kurd mang tên Mùa xuân Hòa bình nhằm vào khu vực này ngày 9/10.

Nói về quyết định trên, Tổng thống Trump cho biết ông muốn "rút khỏi những cuộc chiến kéo dài vô tận" ở Trung Đông. Song sau đó, ông bất ngờ đổi ý và cho rằng cần bảo vệ các mỏ dầu tại Syria khỏi sự tái chiếm của IS.

Theo lệnh Tổng thống Donald Trump, nhiều nhóm đặc nhiệm mà Mỹ từng điều đến Syria để loại bỏ Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng - giống với nhóm đột kích tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi - đã rời khỏi nước này vào cuối tháng 10.

Thay thế lực lượng này là các nhóm bộ binh, bao gồm cả lực lượng Vệ binh quốc gia, đảm nhiệm sứ mệnh giúp Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) bảo vệ lãnh thổ.

Khu vực phía Đông Syria, phần lãnh thổ mà Mỹ xung phong hỗ trợ SDF bảo vệ cũng bao gồm các giếng dầu lớn, có ý nghĩa chiến lược.

"Chúng tôi muốn đưa binh sĩ về nhà, nhưng vẫn phải để họ lại vì muốn canh giữ dầu mỏ. Tôi thích dầu mỏ. Chúng tôi đang canh giữ dầu mỏ", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các phóng viên hôm thứ Sáu, 1/11.

Theo Theo Sputnik, RT
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.