Nghị sĩ bị “tố” dọa cắt mũi nữ phóng viên

Isobel Yeung (trái) trong cuộc phỏng vấn (Ảnh: Lapresse)
Isobel Yeung (trái) trong cuộc phỏng vấn (Ảnh: Lapresse)
Một nữ phóng viên của tạp chí Vice (Mỹ) đã bị dọa cắt mũi trong khi đang phỏng vấn một nghị sĩ Afghanistan. Video về vụ việc đã được chia sẻ nhanh chóng trên mạng, thu hút hàng triệu người xem.

Đoạn video quay cảnh nghị sĩ Afghanistan Nazir Ahmad Hanafi được cho là dọa cắt mũi của nữ phóng viên Isobel Yeung đã lan truyền nhanh chóng trên mạng và gây ra làn sóng chủ trích rộng rãi trên các mạng xã hội.

Video cho thấy Yeung đang đặt câu hỏi cho ông Hanafi về sự phản đối của ông đối với Luật xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (EVAW). Luật này được trình lên quốc hội vào năm 2009 nhưng vẫn chưa đưuợc phê chuẩn do sự phản đối mạnh mẽ từ các nghị sĩ.

“Điều gì sẽ xảy ra nếu một người chồng cưỡng hiếp một người vợ, liệu đó có phải là bạo lực gia đình? Theo ông, người đàn ông hay người phụ nữ nên bị trừng phạt trong trường hợp đó?”, Yeung đặt câu hỏi với ông Hanafi.

Ông Hanafi trả lời rằng phương Tây và Hồi giáo định nghĩa hành động cưỡng hiếp khác nhau. “Có một hình thức cưỡng hiếp trong văn hóa của các bạn và chúng tôi có một dạng khác trong đạo Hồi”, ông nói.

Khi Yeung cố gắng đặt một câu hỏi thì ông Hanafi ngắt lời: “Tôi nghĩ cô nên dừng lại”. Sau đó, ông Hanafi nhìn sang một hướng khác và nói: “Có lẽ tôi nên cho một người đàn ông Afhganistan cắt phăng mũi của cô”.

Đoạn video đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng sau khi được đăng tải trên mạng xã hội Twitter hôm 9/4, với hơn 4.400 chia sẻ. Nó cũng gây ra làn sóng chỉ trích giận dữ đối với nghị sĩ Afghanistan.

Tuy nhiên, ông Hanafi sau đó bác bỏ việc đưa ra các bình luận trên trong một cuộc phỏng với với Đài phát thanh châu Âu tự do (RFE), nói thằng video đã bị chỉnh sửa.

“Sự thật tôi không nói như thế, tôi cũng không hành động thay cách như vậy với bất kỳ ai”, ông Hanafi nói. “Video này đã bị chỉnh sửa và dàn dựng. Việc dàn dựng một video như vậy là điều bình thường và ai cũng có thể làm được”.

Ông Hanafi là nghị sĩ đại diện cho thành phố Herat ở phía tây và cũng là một học giả Hồi giáo, tham gia giảng dạy tại các trường đại học và các trường của người Hồi giáo.

Video đã nói lên phần nào cuộc sống của phụ nữ tại Afghanistan, hơn 14 năm sau khi chế độ Taliban sụp đổ. Vụ việc cũng gây ra phản ứng giận dữ sau khi được chia sẻ rộng rãi trên các mạng xã hội.

Cư dân mạng Mohammad Bashir Haidary viết: “Thưa nghị sĩ... ông đã phỉ báng phẩm giá của nhân dân Afghanistan”.

Một người khác, Aminullah Farahi, viết: “Người đàn ông bẩn thỉu này biết rằng cuộc phỏng vấn được hàng triệu người phương Tây và phương Đông xem và ông đang đại diện cho đạo Hồi, đây có phải là đạo Hồi?”.

Sự cân bằng giới tại Afghanistan đã được cải thiện phần nào kể từ khi liên quân do Mỹ đứng đầu lật độ chế độ Taliban vào năm 2001. Phụ nữ, đặc biệt là tại các thành phố, đã nắm giữa các vị trí quan trọng và hiện chiếm hơn1/4 số ghế trong quốc hội. Tổng thống Ashraf Ghani cũng cam kết đưa vấn đề quyền của phụ nữ là ưu tiên trong chương trình nghị sự.

Tuy nhiên, những thách thức lớn vẫn còn. Hồi năm ngoái, một phụ nữ 27 tuổi đã bị đánh chết tại thủ đô Kabul sau khi bị cáo buộc phạm không đúng sự thật về tội báng bổ. Vụ việc này đã nêu bật tình trạng bạo lực mà phụ nữ Afghanistan vẫn phải đối mặt.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.