Ngôi đền 358 năm của Ấn Độ có thể bị sập

Ngôi đền 358 năm của Ấn Độ có thể bị sập
TPO - Ngôi đền 358 năm tuổi Taj Mahal có khả năng sẽ bị sập trong vòng năm năm nữa nếu không có chiến dịch trùng tu nền móng khẩn cấp.

> Những kỳ quan kiến trúc hiện đại

Đền Taj Mahal hàng năm thu hút 4 triệu người đến tham quan
Đền Taj Mahal hàng năm thu hút 4 triệu người đến tham quan.

Taj Mahal là ngôi đền nổi tiếng của Ấn Độ được làm từ đá cẩm thạch dưới triều Mogul. nhà vua Shah Jahan đã xây đền để tưởng nhớ người vợ đã mất sau khi sinh con. Đây là một kiệt tác kiến trúc của thế giới, mỗi năm thu hút bốn triệu người tham quan.

Các chuyên gia cho rằng, móng của ngôi đền đang xuống cấp vì chủ yếu được làm bằng gỗ đào, chôn dưới các giếng. Qua thời gian, nó đang mục dần. Dấu hiệu nứt đã xuất hiện ở một số ngôi mộ bên trong đền từ năm ngoái và bốn cột tháp xung quanh bị nghiêng.

Móng của Taj Mahal được làm từ gỗ và được nuôi dưỡng từ nguồn nước của sông Yamuna
Móng của Taj Mahal được làm từ gỗ và được nuôi dưỡng từ nguồn nước của sông Yamuna.

Ramshankar Katheria, nghị sĩ thành phố Agra, người đứng đầu nhóm vận động, bao gồm các nhà sử học, môi trường và chính trị, nói: “Nếu không có chiến dịch trùng tu nền móng, thì chỉ hai đến năm năm nữa, đền Taj Mahal sẽ chỉ còn là đống đổ nát. Một kiệt tác kiến trúc của thế giới sẽ không còn tỏa sáng”.

Một kiệt tác thế giới sẽ không còn tồn tại nếu không có chiến dịch trùng tu
Một kiệt tác thế giới sẽ không còn tồn tại nếu không có chiến dịch trùng tu .

Ba thập kỷ qua, chưa một ai được phép tiếp cận với móng của ngôi đền, không biết dưới đó chôn cái gì, Katheria nói thêm.

Ram Nath, một trong những nhà sử học hàng đầu thế giới nghiên cứu về Taj nói: “Móng của đền Taj Mahal được nuôi dưỡng từ nguồn nước của sông Yamuna, nhưng dòng sông này giờ đang khô cạn và những người thợ xây trước đó đã không dự tính điều này. Nếu Yamuna chết thì Taj Mahal cũng không thể sống sót”.

Sông Yamuna cạn nước vì sự bùng nổ của ngành công nghiệp Ấn Độ và nạn chặt phá rừng. Một lớp khói bụi đã bao quanh khu đền trong một vài năm trở lại đây.

Để cứu Taj Mahal, theo Katheria, trước mắt phải chi 71 tỉ bảng Anh để xây dập trên sông Yamuna, nhằm cân bằng nguồn nước.

Hiện chính phủ Ấn Độ cũng đã thành lập cơ quan có những biện pháp bảo tổn ngôi đền Taj Mahal.

Vũ Kiều
Theo Dailymail

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.