Nhà giàu Trung Quốc đổ xô xuất ngoại sinh con

Một góc khu phố Trung Hoa ở New York, Mỹ - Ảnh: Picsa
Một góc khu phố Trung Hoa ở New York, Mỹ - Ảnh: Picsa
Dưới tiêu đề "Sinh con - hàng xuất khẩu mới của Trung Quốc sang Mỹ", bài viết trên tờ Independent của Clarissa Sebag-Montefiore đã mô tả về sự thèm khát con trai năm Rồng của nhiều gia đình Trung Quốc, đồng thời cũng cho thấy một phần giấc mơ Mỹ ấp ủ của nhiều người dân ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

> Nhà giàu Trung Quốc ngày càng hợm của

Một góc khu phố Trung Hoa ở New York, Mỹ - Ảnh: Picsa
Một góc khu phố Trung Hoa ở New York, Mỹ.  Ảnh: Picsa.

Zhang Xuemei mới mang thai được 3 tháng nhưng cô đã quyết định không sinh con ở Trung Quốc.

Thay vào đó, cô và chồng là Wei Zhonghai, một ông chủ giàu có trong lĩnh vực khai khoáng, đã chấp nhận trả hàng chục nghìn USD để đứa con sắp tới của họ được chào đời trên "xứ sở tự do' Hoa Kỳ.

Cặp vợ chồng này chỉ là một trong số ngày càng nhiều gia đình ở Trung Quốc sẵn sàng chi trả vài trăm nghìn Nhân dân tệ (10.000 - 25.000 USD) để ra nước ngoài sinh con.

Số tiền này cao gấp 20 lần chi phí trung bình cho một lần sinh nở ở Trung Quốc. Zhang và Wei đã tới một công ty có trụ sở ở Bắc Kinh chuyên cung cấp dịch vụ "du lịch sinh con" để giúp họ bay qua Mỹ.

Ra nước ngoài sinh con có nhiều lợi ích. Thứ nhất, các bậc phụ huynh Trung Quốc có thể "né" được chính sách một con khắt khe ở Trung Quốc.

Nếu họ sinh thêm con ở trong nước, họ sẽ bị chính quyền phạt. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu ở Mỹ là một lựa chọn ưu tiên thứ hai.

Tuy nhiên, trên tất cả, đặc quyền tư cách công dân Mỹ cho các em bé sinh ra tại đất nước cờ hoa này mới thực sự là điều hấp dẫn.

Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ, khi tới 21 tuổi đều được phép đề nghị Chính phủ Mỹ cấp quyền cư trú vĩnh viễn cho cha mẹ của chúng.

"Chúng tôi muốn cho con cái của mình nhiều sự lựa chọn hơn. Nếu sinh ra ở Mỹ, chúng sẽ có nhiều lựa chọn hơn", Wei nói. Anh hiện đang sống cùng gia đình ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

Theo Wei, "ở bệnh viện Mỹ, chúng tôi sẽ nhận được dịch vụ tốt hơn là ở Trung Quốc". Hai vơ chồng anh hiện đang nghiên cứu hai điểm đến là California và đảo Saipan.

Saipan là một hòn đảo thuộc Mỹ nằm ở Thái Bình Dương. So với California, Saipan rẻ hơn nhiều. Nhưng theo Wei, "Los Angeles thích hơn, vì tha hồ mua sắm".

Các chuyên gia dân số dự báo Trung Quốc sẽ phải chứng kiến sự bùng nổ sinh sản trong năm Nhâm Thìn này, với tỷ lệ sinh tăng 5%. "Những em bé sinh vào năm Rồng" được cho là sẽ giàu có và đầy quyền lực.

Trước đây, những thai phụ giàu có thường tới Hồng Kông với hy vọng được chăm sóc tốt hơn và để đứa bé có một tương lai tươi sáng hơn.

Theo Luật Cơ bản, những đứa trẻ Trung Quốc đại lục chào đời ở Hồng Kông sẽ nghiễm nhiên có quyền lưu lại nơi này.

Theo những số liệu chính thức, số bà mẹ Trung Quốc đại lục đã sinh con trên mảnh đất từng là thuộc địa của Anh đã tăng từ 20.000 người trong năm 2005 lên 40.648 người trong năm 2010.

Tuy nhiên, sau đó, chính quyền Hồng Kông đã hạn chế số phụ nữ từ đại lục sang để sinh con, và các bậc cha mẹ Trung Quốc chuyển hướng sang Mỹ.

Công ty California Baby đã đăng một bài viết trên mạng Sina Weibo: "Hồng Kông đã thắt chặt chính sách". Trong đó, công ty này an ủi "bạn đừng lo, có một nơi tốt hơn để con cái bạn chào đời.

Với 150.000 Nhân dân tệ, con bạn có thể được công nhận là công dân Mỹ". Giám đốc điều hành của công ty cho biết, tuần trước đã có 5 gia đình tới đăng ký dịch vụ của họ.

Theo ông, mỗi năm có khoảng 4.000 tới 5.000 người Trung Quốc tới Mỹ du lịch để sinh con. Ông khẳng định, tất cả các dịch vụ do công ty ông ta cung cấp đều hợp pháp.

Gói dịch vụ này sẽ hướng dẫn các cặp vợ chồng sắp sinh con cách xin thị thực, dịch vụ y tế và nơi ở. Ngoài ra còn có các dịch vụ cộng thêm như lớp học tiếng Anh.

Giám đốc điều hành California Baby tin rằng, ông ta còn cung cấp một thứ nữa, đó là cơ hội để người giàu Trung Quốc có thể mua được một phần giấc mơ Mỹ.

Trên bàn làm việc của ông có một cái giá cắm hai lá cờ Mỹ, Trung. Liền kề đó là bức ảnh chụp một thương nhân đang đứng dưới bầu trời xanh đẹp đẽ ở Valley Wells, California.

"Trung Quốc thực sự là tương lai", ông nói. "Nhưng nhiều gia đình nghĩ rằng, nước Mỹ vẫn tốt hơn Trung Quốc, thậm chí là trong nhiều năm tới. Đó không chỉ là về kinh tế, mà còn là về môi trường".

Theo ông, chính sách một con của Trung Quốc và hệ thống giáo dục tuyệt vời ở Mỹ là động lực chính khiến các bậc cha mẹ Trung Quốc hướng tới Mỹ.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, du lịch sinh con là mơ ước của nhiều người nhưng chỉ những ai có tiền và chấp nhận chi ra cả đống tiền mới có thể thực hiện được điều đó.

Và bộ phận những người có khả năng như vậy không phải là nhiều ở Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Theo vneconomy.vn

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.