Nhật: Cải cách trì trệ trước bầu cử

Nhật: Cải cách trì trệ trước bầu cử
Kinh tế Nhật có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian chuẩn bị bầu cử, sau khi Thủ tướng Koizumi quyết định tuyển cử sớm sau việc các nghị sĩ bác bỏ nghị trình cải cách của ông.

Chính phủ của ông Koizumi luôn cố tìm cách tư hữu hoá ngành bưu chính khổng lồ của Nhật, trị giá hơn 3 tỷ đôla tiền tiết kiệm của người tiêu dùng.

Các chuyên gia lo ngại rằng hành động cản trở tư hữu hoá đó sẽ làm cho nguồn đầu tư nước ngoài vào Nhật bị giảm bớt.

Hệ thống tài chính của Nhật vốn dĩ bị đè nặng bởi hệ thống tiết kiệm bưu điện trị giá 3,3 tỷ đôla.

Các gia đình người Nhật thường tiết kiệm nhiều, và trong nhiều năm, họ luôn để số tiền giành dụm vào ngân hàng tiết kiệm của ngành bưu chính. Họ không hề có ý định chuyển số tiền tiết kiệm đó đi các nơi khác.

Hệ thống ngân hàng của Nhật gần sụp đổ sau khi phải đánh vật với những khoản nợ xấu khổng lồ của giai đoạn chi tiêu thả cửa những năm 1980.

Các ngân hàng hiện đưa ra mức lãi suất 0% đối với tiền tiết kiệm, vì Chính phủ vẫn giữ tỷ lệ lãi suất thấp trong đa phần thập kỷ vừa qua để kích thích nền kinh tế phát triển mong manh.

Do đó, đa phần các cá nhân tại Nhật Bản đặt tiền của họ vào một nơi an toàn - và trong trường hợp này là trong tay Chính phủ.

Dự án công cộng

Về phần mình, ngân hàng tiết kiệm bưu chính Nhật cho Chính phủ vay tiền bằng cách mua các trái phiếu của Nhà nước.

Kết quả là có một số tiền rẻ khổng lồ sẵn sàng để cho các dự án xây dựng công cộng.

Các khu vực nông thôn tại Nhật có được các công trình đập, cầu cống, đường cao tốc đa làn... tạo thêm công ăn việc làm cho ngành xây dựng và đảm bảo có đủ số lượng cử tri cho các dân biểu thuộc đảng Dân chủ Tự do LDP.

Những ông chủ bưu điện tại các làng xã được biết rất tích cực trong việc vận động cử tri bỏ phiếu cho đảng LDP.

Nhật: Cải cách trì trệ trước bầu cử ảnh 1
Ông Koizumi đặt cược mọi thứ vào việc cải cách bưu chính

Hệ thống này giúp cho đảng LDP, hiện do ông Koizumi lãnh đạo, nắm quyền hành trong đa phần nửa thế kỷ qua.

Tuy nhiên, hệ thống này cũng đè nặng lên nguồn quỹ công, tạo ra ngân sách thứ hai mờ ám, và còn khuyến khích những lãng phí trong chi tiêu công cộng.

Hệ thống đó cũng cản trở việc cải cách các Cty dịch vụ tài chính. Chẳng hạn ngạch bảo hiểm của bưu chính tại Nhật hiện lớn gần bằng tổng giá trị của 4 Cty bảo hiểm lớn nhất của Nhật cộng lại.

Kế hoạch của ông Koizumi kêu gọi ngành bưu chính - với 25 ngàn văn phòng và 270 ngàn nhân viên - phải được chia ra làm 4 đơn vị, dưới sự điều hành của 1 Cty do Nhà nước kiểm soát.

Cty điều hành này sau đó sẽ bán các doanh nghiệp bảo hiểm và tiết kiệm từ nay cho tới năm 2017.

Nếu như ông Koizumi thắng cử trong thời gian tới, thành phần ủng hộ ông có khả năng sẽ giảm, vì các dân biểu cứng rắn trong đảng LDP có thể vẫn muốn giữ số vốn.

MỚI - NÓNG