Những bao tải hài cốt ở Philippines

Hai dãy mộ hộp trong nghĩa trang Pasay. Ảnh: SCMP.
Hai dãy mộ hộp trong nghĩa trang Pasay. Ảnh: SCMP.
TP - Vào một ngày đầu tháng 7 ở khu trung tâm Manila, thủ đô Philippines, chị Susan Aguirre đến nghĩa trang Pasay để thăm mẹ, 40 ngày sau khi mẹ chị là bà Virginia qua đời vì cơn đau tim ở tuổi 76. Aguirre đến để làm lễ “atang”, tức lễ dâng đồ ăn và đồ uống cho người đã khuất.

Giữa tiếng trẻ con nô đùa, tiếng loa từ đâu vọng lại và tiếng chó sủa, cùng mùi rác và mùi tử khí, Aguirre đặt một hộp cơm nếp lên kệ trước ngăn chứa thi hài mẹ chị. Những ngăn đựng giống những chiếc hộp được xếp cạnh và chồng lên nhau tạo thành những như ngôi mộ kiểu “căn hộ”, với mỗi “căn hộ” có kích thước bằng chiếc tủ lạnh nhỏ nằm ngang. Aguirre cho biết cơm nếp là món mẹ chị thích ăn khi còn sống.

Có 4 ngôi mộ khác được đặt lên mộ của bà Virginia, và những ngôi mộ xếp chồng lên nhau tạo thành hai dãy dài khoảng 10m và ở giữa là một lối đi bộ. Đằng sau dãy mộ này, những con tàu vẫn chạy qua chầm chậm. Khu bên trong của nghĩa trang là những ngôi mộ được xây kiên cố. Một số đã bị nứt hoặc đổ, trong khi số khác còn nguyên vẹn. Nghĩa trang này cũng là nơi sinh sống của khoảng 200 gia đình vô gia cư cùng với chó và mèo hoang.

Một số người sống ở đây chăm sóc các ngôi mộ thay cho gia đình của người đã khuất để giữ cho các ngôi mộ được ngăn nắp và đồ đạc không bị mất. Nếu không có người coi sóc, ngay cả những thứ như nến cũng có thể biến mất.

Phận hẩm hiu của những người đã chết

Những người chăm sóc cũng để ý đến các khu mộ hộp. Phần lớn những kiểu chôn cất khác là vĩnh cửu, nhưng mộ hộp chỉ có thể được thuê trong 5 năm, sau đó xương và những gì còn sót lại của người chết sẽ bị lấy ra. Hài cốt sẽ được đặt vào hộp đựng xương (kích thước nhỉnh hơn chiếc hộp đựng giầy) hoặc bao tải  với họ của người chết được ghi bên ngoài rồi vứt thành đống ở góc nghĩa trang. Trước năm 2008, gia đình của người chết có thể trả tiền để thuê thêm mộ chung cư. Nhưng sau đó quy định bị thay đổi vì nghĩa trang quá đông, nên việc thuê thêm không được cho phép nữa.

Khi đến làm lễ, Aguirre không biết rằng nơi an nghỉ của mẹ chị chỉ là tạm thời. Khi biết chuyện, chị rất ngỡ ngàng. Aguirre biết rằng ở những nghĩa trang khác, mọi người có thể trả 6.000 peso (gần 8 triệu đồng) để thuê một ngăn mộ bên ngoài có lát đá hoa cương, nhưng chị không được thông báo trước rằng xương cốt của mẹ chị sẽ bị lấy ra sau 5 năm. Aguirre để ý thấy một đống xương vỡ phía trước một ngăn mộ vừa bị nhân viên nghĩa trang mở ra để dọn dẹp nhằm chuẩn bị đón thi thể mới. “Tôi thấy ái ngại cho họ, dù chỉ là những khúc xương”, Aguirre nói và nghĩ đến viễn cảnh hài cốt của mẹ chị cũng có thể chịu số phận như vậy sau 5 năm nữa.

Đến bất kỳ nghĩa trang nào ở Philippines vào cuối tuần cũng sẽ gặp các gia đình mang hoa và đồ cúng đến thăm mộ người thân. Lễ an táng và khóc đúng truyền thống là điều quan trọng nhất. Việc xương cốt của người thân bị vứt xó là một nỗi xấu hổ mà ít người có thể chấp nhận, nhưng ngày càng nhiều người phải chấp nhận thực tế phũ phàng đó vì nhiều lý do.

Một lý do là trục trặc giấy tờ. Tại nghĩa trang Pasay, văn phòng quản lý thường gửi thông báo đến gia đình những người thuê ngăn mộ để báo cho họ biết rằng thời hạn thuê sắp hết. Nhưng nhiều thông báo bị bưu điện gửi lại vì không tìm được người nhận, nên cách làm này đã không còn được thực hiện. Giờ đây, gia đình người chết phải tự tìm hiểu và nhớ khi nào hết hạn thuê. Nếu không có người thân xuất hiện lúc hết hạn, hài cốt người chết sẽ bị lấy ra rồi cho vào hộp hoặc bao tải một cách không thương tiếc.

Roger Tamayo chết ngày 4/7/2012, hưởng dương 33 tuổi. Đó là tất cả những gì người đào mộ biết trước khi bỏ hài cốt của người này ra khỏi ngăn mộ. “Hầu hết các gia đình đều đến đây trước thời hạn để sắp xếp mọi việc”, công nhân dọn mộ Pinoy Cesista cho biết. Cesista sống trong khu ổ chuột thuộc nghĩa trang và chịu trách nhiệm trông nom 150 ngăn mộ. Ông được mỗi gia đình trả 50 peso/tháng để chăm sóc mộ phần người thân của họ.

Cậy nắp mộ rồi lôi xương người chết ra ngoài khi không có gia đình họ ở đó khiến ông Cesista cảm thấy day dứt. Ông thường mở ngăn mộ rồi dùng xẻng lấy hài cốt ra ngoài vào sáng sớm. Bộ hài cốt ông lấy ra lần này lại kèm theo đôi giầy. Các gia đình ở Philippines không chôn người chết với giầy vì họ tin rằng giầy có thể tạo ra tiếng ồn ở thế giới bên kia khiến người sống bị ám ảnh. Nhưng một vài gia đình vẫn chôn người chết cùng đôi giầy yêu thích của họ.

Theo Theo SCMP
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.