Những điều còn chưa biết về thể thức bầu cử Tổng thống Mỹ

Những điều còn chưa biết về thể thức bầu cử Tổng thống Mỹ
Chỉ còn hai ngày nữa, lá phiếu của cử tri Mỹ sẽ quyết định ai làm chủ nhân Nhà Trắng 4 năm tới. Hai ngày nữa, người dân Mỹ cũng sẽ chính thức khép lại sự kiện bầu cử kéo dài nhất, gây tốn kém nhất và có tiến trình phức tạp nhất trong lịch sử.

Những điều còn chưa biết về thể thức bầu cử Tổng thống Mỹ

> Ông Mitt Romney 'hạ giọng' trước giờ quyết đấu

> Trung Quốc, Nhật Bản muốn ông Obama chiến thắng

Chỉ còn hai ngày nữa, lá phiếu của cử tri Mỹ sẽ quyết định ai làm chủ nhân Nhà Trắng 4 năm tới. Hai ngày nữa, người dân Mỹ cũng sẽ chính thức khép lại sự kiện bầu cử kéo dài nhất, gây tốn kém nhất và có tiến trình phức tạp nhất trong lịch sử.

Những điều còn chưa biết về thể thức bầu cử Tổng thống Mỹ ảnh 1
 

Cứ mỗi 4 năm, vào khoảng đầu tháng Một và kéo dài trong nhiều tháng sau đó, hàng loạt cuộc bầu cử sơ bộ đã được tuần tự tổ chức trên toàn nước Mỹ để từng đảng chính trị chọn ra người đại diện tranh chức Tổng thống trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11.

Tiến trình và thể thức tranh cử tổng thống Mỹ có những luật lệ và nét đặc trưng rất riêng.

Cuộc chạy đua đường trường

Những tiếng vỗ tay, những tiếng cảm ơn, những lời hứa hẹn bắt đầu từ tháng Một và kéo dài nhiều tháng sau đó… là những tràng pháo lệnh cho cuộc chạy đua được cả thế giới theo dõi. Cũng từ thời điểm đó, nhiều người tự hỏi: Ai sẽ là Tổng thống mới của Hoa Kỳ?

Theo Hiến pháp Mỹ, mọi người dân sinh ra trong lãnh thổ nước này đều có thể trở thành tổng thống. Cho đến nay, trải qua hơn 200 năm kể từ ngày lập quốc, nước Mỹ đã có Tổng cộng 44 đời Tổng thống được bầu chọn theo một thể thức tranh cử được xem là phức tạp nhất thế giới. Sự phức tạp đó bắt nguồn sâu đậm từ thực tế khách quan của lịch sử hình thành quốc gia này.

Thông thường, vào thời điểm người dân Mỹ đi bỏ phiếu bầu Tổng thống, danh sách ứng cử viên có thể sẽ có nhiều nhưng người ta thường chỉ quan tâm đến hai gương mặt đại diện cho hai chính đảng độc chiếm nền chính trị nước Mỹ là đảng Con voi (Cộng hòa) và Con Lừa (Dân chủ).

Trong kỳ bầu cử năm nay, ứng cử viên của đảng Con Voi là cựu Thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney, còn gương mặt của đảng Con Lừa là đương kim Tổng thống Barack Obama. Ngoài ra, tham gia tranh cử còn có đại diện của một số đảng phái khác với những cái tên nghe rất lạ tai là Đảng Trà (Tea Party), đảng Xanh (Green Party), đảng Cấm đoán (Prohibition Party) nhưng chẳng mấy khi họ được “ngó ngàng” tới.

Đến thời điểm này, hương mặt tiềm năng cho chiếc ghế nóng trên đồi Capitol trong 4 năm tới vẫn là ẩn số khi tỷ lệ ủng hộ giành cho hai ứng cử viên Obama (phải) và Mitt Romney vẫn bám đuổi sít sao
Đến thời điểm này, hương mặt tiềm năng cho chiếc ghế nóng trên đồi Capitol trong 4 năm tới vẫn là ẩn số khi tỷ lệ ủng hộ giành cho hai ứng cử viên Obama (phải) và Mitt Romney vẫn bám đuổi sít sao.
 

Để được có tên trên lá phiếu bầu chọn Tổng thống, các ứng cử viên phải trải qua hàng loạt cuộc tranh đua ráo riết trong hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu là cuộc chạy đua ngay trong nội bộ đảng, được tổ chức thông qua các cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra tuần tự từ tiểu bang này sang tiểu bang khác, để được chọn là gương mặt đại diện cho đảng ra tranh cử tổng thống.

Giai đoạn thứ hai là cuộc đua tranh khốc liệt giữa các đối thủ của các đảng để được cử tri Mỹ tín nhiệm bầu chọn trong cuộc bầu cử trên toàn quốc được tổ chức vào ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 mỗi 4 năm. Như vậy ngày bầu cử sớm nhất trong năm sẽ là ngày 2/11 và muộn nhất là ngày 8/11. Cuộc bầu cử năm nay diễn ra vào ngày 6/11.

Cách thức bầu chọn

Tổng thống và Phó Tổng thống là những quan chức đứng đầu cơ quan hành pháp của chính phủ liên bang với nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu theo thể thức sau:

- Tổng thống và Phó Tổng thống do các Đại cử tri (Elector) của các bang bầu chọn chứ không phải do dân bầu trực tiếp.

- Mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng đúng tổng số Thượng nghị sỹ và Hạ nghị sỹ của bang. Tuy nhiên sẽ không có bất kỳ Thượng nghị sỹ, Hạ nghị sỹ hoặc quan chức nào đang đảm nhiệm chức vụ được bầu làm đại cử tri.

- Các đại cử tri sẽ nhóm họp trong từng bang để bầu Tổng thống và Phó Tổng thống bằng lá phiếu của mình. Tổng thống và Phó Tổng thống không được là cư dân trong cùng một bang.

- Khi bầu chọn sẽ có hai lá phiếu khác nhau: phiếu bầu Tổng thống và phiếu bầu Phó Tổng thống.

- Kết quả bầu cử sẽ được chuyển lên chính phủ liên bang và trình lên Chủ tịch Thượng viện bằng hai văn bản: một bản là danh sách các ứng cử viên Tổng thống và bản còn lại là danh sách ứng cử viên Phó Tổng thống với số phiếu bầu tương ứng.

- Chủ tịch Thượng viện, trước sự chứng kiến của Thượng viện và Hạ viện, sẽ mở tất cả các hồ sơ đã được chứng nhận trước khi bắt đầu kiểm phiếu.

Người có số phiếu bầu cao nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống và vượt quá 50% số phiếu đại cử tri (quá bán tối thiểu 270 ghế trong tổng số 538 phiếu đại cử tri) sẽ đắc cử Tổng thống. Tương tự với chức vụ Phó Tổng thống.

Bản đồ thể hiện sự ủng hộ ngang ngửa của các bang (đại cử tri) đối với Tổng thống Obama (xanh) và đối thủ Mitt Romney (đỏ)
Bản đồ thể hiện sự ủng hộ ngang ngửa của các bang (đại cử tri) đối với Tổng thống Obama (xanh) và đối thủ Mitt Romney (đỏ).
 

Trong trường hợp không có ai đắc cử:

- Nếu không có ai đạt số phiếu đắc cử Tổng thống, Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu bầu Tổng thống trong những người có số phiếu cao nhất (nhưng không quá 3 người). Trong trường hợp này, việc bỏ phiếu sẽ được tính theo các bang với đại diện của mỗi bang có 01 phiếu bầu.

- Với chức danh Phó Tổng thống, cơ quan bầu chọn trong trường hợp này sẽ là Thượng viện. Thượng viện sẽ chọn 02 người có số phiếu cao nhất để bầu ra Phó Tổng thống. Thượng viện chỉ có thể bầu Phó Tổng thống khi có tối thiểu 2/3 tổng số Thượng nghị sỹ.

Nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ

Hiến pháp Mỹ quy định, Tổng thống mới đắc cử sẽ nhậm chức vào trưa ngày 20/1 của năm sau đó, cũng là thời điểm chấm dứt nhiệm kỳ của Tổng thống cũ. Lễ nhậm chức Tổng thống được tiến hành tại Nhà Trắng ở thủ đô Washington.

Mỗi nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ kéo dài 4 năm, và theo điều bổ sung sửa đổi Hiến pháp được thông qua ngày 27/2/1951, mỗi Tổng thống chỉ có thể được tại nhiệm không quá hai nhiệm kỳ.

Trên thực tế trước khi có quy định này, trong lịch sử Mỹ chỉ có một người đắc cử Tổng thống 3 nhiệm kỳ liên tiếp là Franklin Roosevelt (từ 1933 – 1945).

Bốn người đắc cử 2 nhiệm kỳ liên tiếp gồm Dwight D.Eisenhower (1952-1959), Richard Nixon (1969-1975), Ronald Reagan (1980-1987), Bill Clintơn (1992-2001), George Walker Bush (2001-2009).

Quyền lực của Tổng thống Mỹ

Hiến pháp Mỹ quy định Tổng thống đảm nhiệm hai chức năng, vừa là người đứng đầu Nhà nước (giống như Vua hay Tổng thống của nhiều nước khác), vừa là người đứng đầu Chính phủ (giống như Thủ tướng của các nước khác).

- Trong vai trò là người đứng đầu Nhà nước, Tổng thống Mỹ đại diện cho nước Mỹ ở cả trong và ngoài nước. Với tư cách này, Tổng thống phải thực hiện hàng loạt nhiệm vụ lễ tân như tiếp nhận thư ủy nhiệm của đại sứ các nước, chủ trì các bữa tiệc khánh tiết, khai mạc một số hoạt động văn hoá nghệ thuật và thể thao quan trọng.

Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng đồng thời là Tổng Tư lệnh các lực lượng hải-lục-không quân và có quyền điều động lực lượng quốc phòng của các bang.

Tổng thống có quyền điều động quân đội trong trường hợp khẩn cấp
Tổng thống có quyền điều động quân đội trong trường hợp khẩn cấp.
 

- Trong vai trò là người đứng đầu ngành hành pháp, Tổng thống có nhiệm vụ ký kết các hiệp định; bổ nhiệm Đại sứ, Bộ trưởng, cố vấn, Thẩm phán Toà án Tối cao và các quan chức cao cấp khác của chính quyền liên bang. Tổng thống cũng phải thông báo về tình hình liên bang cho hai viện Quốc hội; kiến nghị một số dự luật, đề ra các điều lệ, quy định và chỉ thị có hiệu lực giống như luật của các cơ quan Liên bang mà không cần phải thông qua Quốc hội.

- Về mặt lập pháp, Tổng thống có quyền phủ quyết bất cứ đạo luật nào từ Quốc hội, trừ khi có hơn 2/3 số nghị sĩ trong mỗi viện bác bỏ phủ quyết.

Bên cạnh quyền phủ quyết dự luật, Tổng thống còn có trách nhiệm kiến nghị về một số dự luật để Quốc hội xem xét thông qua. Kiến nghị về dự luật của Tổng thống thường được thể hiện trong thông điệp liên bang đầu năm, trong dự thảo ngân sách và trong những kiến nghị cụ thể.

- Về mặt tư pháp, Tổng thống có quyền bổ nhiệm các thẩm phán liên bang, kể cả các thẩm phán trong các Toà án tối cao, nhưng phải được Thượng viện chấp thuận. Tổng thống cũng có thể bác bỏ bản án hoặc ân xá cho các phạm nhân phạm luật Liên bang.

Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn được coi là nhà lãnh đạo tượng trưng cho chính đảng của mình. Các chương trình, các sáng kiến mà Tổng thống đưa ra thường phản ánh quan điểm của đảng mà ông là thành viên.

Có thể nói, Tổng thống là trung tâm của nền chính trị Mỹ. Tổng thống có quyền lực rất lớn trong lĩnh vực đối ngoại và quân sự, nhưng thường không mạnh trong các quyết sách về đối nội vì còn phải tùy thuộc vào Quốc hội. Thông thường, Tổng thống chỉ đạt được những mục tiêu về chính sách đối nội khi ông ta thuyết phục được Quốc hội và các chính đảng rằng lợi ích của họ trong trường hợp này là tương đồng.

Để giám sát quyền lực của Tổng thống, Phó Tổng thống và các quan chức cao cấp khác trong chính phủ, Hiến pháp Mỹ quy định Hạ viện có quyền luận tội những người này, còn Thượng viện có quyền xét xử.

Trong lịch sử nước Mỹ, đã có 2 Tổng thống bị luận tội, nhưng đều vượt qua được. Đó là Tổng thống Andrew Johnson và Tổng thống Bill Clinton. Ngoài ra, còn có Tổng thống Richard M. Nixon, nhưng ông đã từ chức trước khi bị luận tội vì vụ bê bối Watergate .

Lương và tiêu chuẩn chế độ của Tổng thống Mỹ

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống sẽ nhận được một khoản tiền lương cho công việc. Khoản tiền này sẽ được giữ cố định trong suốt nhiệm kỳ.

Trong lần họp đầu tiên, Quốc hội Mỹ đã quyết định trả lương cho Tổng thống Geoger Washington 25.000 USD/năm. Đây là số tiền khá lớn vào thời điểm đó. Nhưng ông Washington đã từ chối số tiền lương này vì ông là một người rất giàu có.

Hiện nay, lương của Tổng thống Mỹ là 400.000 USD/năm (chưa đóng thuế), trợ cấp chức vụ 50.000 USD/năm (không phải đóng thuế); trợ cấp du lịch 100.000 USD/năm và chi phi tiếp khách chính thức 19.000 USD/năm (cả hai khoản này cũng không chịu thuế).

Ngoài lương bổng, Tổng thống Mỹ còn được các tiêu chuẩn chế độ khác như:

- Nếu công du bằng máy bay: Tổng thống Mỹ có sẵn văn phòng trên 2 chuyên cơ Boeing 747 được thiết kế đặc biệt dành riêng. Khi Tổng thống có mặt trên chuyên cơ nào, chuyên cơ đó sẽ phát tín hiệu “Không lực Một” (Air Force One) giúp các trạm kiểm soát không lưu phân biệt máy bay chở Tổng thống với các máy bay khác.

 Phòng làm việc đặc biệt của Tổng thống trên Air Force One
Phòng làm việc đặc biệt của Tổng thống trên Air Force One.
 

Khi Tổng thống dùng trực thăng (thường là của hải quân), chiếc trực thăng này cũng sẽ phát tín hiệu “Hải quân Một” (Marine One, hay còn gọi là Thuỷ quân Lục chiến Một) cũng với mục đích tương tự.

- Nếu di chuyển bằng đường bộ, Tổng thống được chở trên một chiếc Limousine Cadillac bọc thép có toàn bộ các cửa kính và bánh xe chống đạn. Chiếc xe này được lắp đặt hệ thống điều hoà không khí đặc biệt để đề phòng trường hợp bị tấn công bằng vũ khí sinh học hoặc hoá học.

Khi tiếp đãi các quan khách quan trọng nước ngoài, Tổng thống được sử dụng Trại David ở Mariland. Đây cũng là nơi gia đình Tổng thống có thể tới nghĩ dưỡng trong những kỳ nghỉ quan trọng hoặc chính thức trong năm.

Sau khi rời chức vụ, Tổng thống cùng gia đình được Cơ quan Mật vụ bảo vệ tối đa thêm 10 năm nữa. Quy định này được áp dụng kể từ thời Tổng thống George Bush. Trước đó, tất cả các cựu Tổng thống và gia đình của họ đều được bảo vệ cho tới khi Tổng thống qua đời.

Ngoài ra, sau khi rời chức vụ Tổng thống còn được nhận tiền lương hưu, một văn phòng làm việc và một ban nhân sự. Tiền lương hưu của các cựu Tổng thống đã được tăng nhiều lần thông qua sự chấp thuận của Quốc hội.

Theo Linh Giang
Dân Trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG