Nữ binh nhí: Sát nhân và nô lệ tình dục

Những cô gái trẻ này đã được huấn luyện trở thành cỗ máy giết người
Những cô gái trẻ này đã được huấn luyện trở thành cỗ máy giết người
TP - Trên chiến trường tại một số quốc gia châu Á, châu Phi và Trung Mỹ đều có nữ binh nhí. Ban ngày, chúng cầm súng giết người, ban đêm chúng bị bắt làm nô lệ tình dục.
Những cô gái trẻ này đã được huấn luyện trở thành cỗ máy giết người
Những cô gái trẻ này đã được huấn luyện trở thành cỗ máy giết người.

Nếu không có khẩu AK-47 mang trên tay, không ai có thể nghĩ được rằng cô bé có gương mặt non nớt và cặp mắt long lanh kia đó là một chiến binh đã từng bắn giết người khác. Tuy nhiên, thực sự đó là một nữ chiến binh nhí trong đội quân chống chính phủ Uganda mang tên “Quân kháng chiến Thánh linh”, đồng thời cũng là một trong số hàng chục vạn nữ binh hiện đang phải cầm súng trên khắp thế giới.

Giết người để trả thù, để được cho ăn

Từ trước đến nay Rochette Vissai, người Liberia và mẹ sống dựa vào nhau. Mẹ em mong con gái sau này trở thành một giáo viên nên suốt ngày bà bôn ba vất vả lao động, kiếm tiền trả học phí cho con bằng cách bán dầu xả vải và nước soda nhập khẩu.

Thế nhưng, một buổi tối cách đây mấy tuần, điều bất hạnh đã xảy ra: bà mẹ bị kẻ xấu hãm hiếp ngay bên cạnh nhà vệ sinh công cộng. Khi người ta khiêng bà mẹ khắp người thương tích và máu me về, cô bé kêu lên: “Chắc chắn thủ phạm là quân chính phủ!”.

Sau đó, thủ lĩnh tổ chức chống chính phủ “Mặt trận dân chủ đoàn kết” tìm đến động viên Rochette gia nhập đội quân vũ trang của họ. Để trả thù cho mẹ, cô bé đã đồng ý. Ít lâu sau, cô bắt đầu học bắn súng. “Khi bắn, tôi không nghĩ là mình giết người mà đang nhằm vào những kẻ thù đã làm hại mẹ tôi”.

Còn cô bé Hava ở Siera Leon lại cầm súng do bị bức bách. Năm Hava 8 tuổi, một toán quân chống chính phủ vào làng bắt cóc cô và một đám bạn. “Lúc đầu tôi từ chối gia nhập hàng ngũ của họ, nhưng cuối cùng cũng bị khuất phục vì nếu không thì chẳng ai cho tôi ăn. Tôi trở thành “vợ chung” của họ”.

Tình cảnh của Grolia, một người bạn của Hava cũng tương tự. Năm cô bé 14 tuổi thì bị “Quân đội Thượng đế Uganda” bắt cóc làm lính. Tuy nhiên, có một số em gái khác do nhà nghèo nên bị cha mẹ bắt đem “nộp thuế” cho lực lượng vũ trang địa phương. Cũng có trường hợp vì miếng cơm manh áo mà chủ động tìm đến lực lượng chống chính phủ.

Những cố máy chiến

Một khi đã bước vào con đường này, các nữ binh nhanh chóng bị cải tạo thành những “cỗ máy chiến tranh”. “Lần đầu tiên chiến đấu tôi rất sợ hãi, nhưng hai, ba hôm sau, những chiến binh đã trưởng thành ép tôi sử dụng cocain, tôi không thấy sợ nữa. Khi tôi hít cocain, tôi không hề cảm thấy mình là một người xấu. Đó là một cơn ác mộng” – Grolia kể khi nhớ lại những ngày tháng trước đây của cô.

Nữ binh nhí: Sát nhân và nô lệ tình dục ảnh 2

Ngoài việc bị ép sử dụng ma tuý, các nữ binh nhí còn phải huấn luyện sử dụng bạo lực. Các em bị ép giết người rồi uống máu của người ấy, ai từ chối sẽ bị xử tử. Có khi những kẻ cầm đầu còn bắt các cô dùng búa hoặc gậy để đánh chết những người định chạy trốn, nếu không sẽ bị chúng giết.

Dù đang mang thai thì họ cũng phải tham gia chiến đấu

Những kẻ này còn thích đốt nhà của dân làng, sau đó cùng các nữ binh nhảy múa quanh đám lửa. Cứ thế, những nữ binh dần dần cảm thấy bắn người khác cũng dễ như uống nước vậy.

Chuyện nữ binh bị cưỡng hiếp là điều bình thường. Có khi họ bị đưa đi làm “vợ” của những kẻ chỉ huy, nhưng đại đa số đều bị các nam chiến hữu thay nhau hãm hiếp, chính vì vậy tỷ lệ mắc bệnh xã hội ở họ rất cao.

Grolia than thở: “Chúng tôi quá bất hạnh. Ban ngày phải bắn giết, tối đến lại trở thành nô lệ tình dục.Trong doanh trại có rất nhiều phòng nhỏ, cánh đàn ông nhốt chúng tôi trong đó làm công cụ để họ thoả mãn thú tính”.

Tuy nhiên, điều nguy hiểm nhất đối với những chiến binh nhí này là phải chiến đấu. Dù đang mang thai thì họ cũng phải tham gia chiến đấu. Phương thức tham chiến của họ cũng rất đa dạng, ngoài cầm súng xả đạn, họ còn phải gỡ mìn, đánh bom cảm tử, làm điệp viên, liên lạc viên hoặc canh gác...

Muốn giải cứu những nữ chiến binh nhí này, then chốt là xoá bỏ nạn sử dụng các em. Hiện nay, biện pháp chủ yếu mà cộng đồng quốc tế áp dụng là đe doạ và khởi tố những cá nhân, tổ chức chiêu mộ và sử dụng lính trẻ em, nhưng hiệu quả không rõ lắm.

Tại Somali, quốc gia mà hiện tượng sử dụng lính nhí rất phổ biến và nghiêm trọng, Mỹ và chính phủ nước này vẫn chưa đạt được tiếng nói chung trong việc bảo vệ quyền trẻ em, cũng tức là Mỹ vẫn chấp nhận cho phép lính trẻ em ở đó tham gia chiến đấu...

Một tổ chức quốc tế có tên là “Liên minh ngăn chặn sử dụng lính trẻ em” mới đây công bố bản báo cáo điều tra cho thấy: hiện nay trên 30 quốc gia khắp thế giới có khoảng hơn 30 vạn lính trẻ em, trong đó 1/3 là bé gái.

Lan Hương
Theo Hoàn Cầu

MỚI - NÓNG