Ông Gordon Brown lên làm thủ tướng Anh

Ông Gordon Brown lên làm thủ tướng Anh
Hôm qua, ông Tony Blair, đã xuất hiện lần cuối tại phiên trả lời chất vấn tại quốc hội, với tư cách là Thủ tướng. Và kể từ ngày hôm nay  trở đi, ông Blair sẽ lui chức để nhường ghế cho ông Gordon Brown, vốn đang giữ chức Bộ trưởng Tài chính Anh.
Ông Gordon Brown lên làm thủ tướng Anh ảnh 1
Ông Brown (phải) sát cánh cùng ông Blair trong suốt 10 năm qua

Phát biểu của ông Blair về nghề chính trị gia và cuộc đời thăng trầm với nó đã khiến cho các dân biểu, từ cả đảng Lao Động đương quyền, cho đến đảng Bảo Thủ đối lập, đồng loạt đứng dậy vỗ tay.

''Sẽ có người nói rằng chính trị chẳng là cái thớ gì, tuy nhiên những ai biết nó, hay tham gia hoạt động trong chính trường, đây chính là cơ hội để anh ta đứng dậy ngẩng cao đầu.''

''Dù biết rằng sẽ phải chịu nhiều chống đối, nhưng nó là cái diễn đàn để tạo ra những niền vui buồn và để đưa ước mơ thành sự thật,'' ông Blair nói.

Vấn đề Iraq

Liên quan đến câu hỏi của các dân biểu đảng Lao Động về việc rút quân Anh ra khỏi Iraq, ông Blair nhấn mạnh rằng Anh sẽ đứng bên cạnh những ai chống lại những kẻ giết thường dân vô tội tại Iraq.

Ông Blair nói rút quân là dấu hiệu cho thấy sự yếu đuối: "Tôi cho rằng đối với những người Iraq vô tội chúng ta cần phải giúp họ chống lại những kẻ khủng bố, những kẻ hiện đang được mộ́t số thành phần tại Iran ủng hộ, nhữngh kẻ đang tìm cách giết hại quân lính của chúng ta.''

''Chúng ta không thể thắng được những người này nếu như nhân nhượng với họ. Chúng ta chỉ thắng khi đứng dậy thách thức những người này.''

Ông Blair sau đó từ biệt các nhân viên trong văn phòng thủ tướng ở số 10 Downing Street rồi cùng với vợ vào điện Buckingham chào Nữ hoàng.

Tân Thủ tướng

Tiểu sử Gordon Brown

* Sinh ngày 20 tháng Hai năm 1951
*
Trung học: Kirkcaldy, đại học Edinburgh
*
Có gia đình, 2 con trai
*
1972: Trưởng khoa, Edinburgh University
*
1975: Giảng viên đại học
*
1976: Giảng viên chính trị, Glasgow College of Technology
*
1980: Phóng viên truyền hình STV
*
1983: Dân biểu Lao động, Dunfermline East
*
1985: Phụ trách Thương mại & Kỹ nghệ của đối lập
*
1987: Phó cho phụ trách tài chính của đối lập
*
1989: Phụ trách Thương mại & Kỹ nghệ của đối lập
*
1992: Phụ trách tài chính của đối lập
*
1997: Bộ trưởng tài chính

Về nhiều mặt Gordon Brown là một trong những chính trị gia truyền thống còn sót lại thời nay.

Tuy nhiên dưới con mắt của những ai nghĩ chính trường có lằn ranh đơn giản tả hữu như trước đây thì những cam kết của Brown có vẻ trái ngược nhau.

Thí dụ như tuy là lãnh tụ đảng Lao Động thuộc phe tả ông rất hào hứng cổ vũ cho tính cạnh tranh, xem đó là thị trường tự do nhất theo những gì đảng Bảo Thủ thuộc phe hữu chủ trương.

Đó là lý do tại sao ông can thiệp tại hội nghị thượng đỉnh của EU hôm thứ Sáu để tìm cách bảo vệ cam kết của liên hiệp trong việc cởi bỏ các rào cản cạnh tranh.

Nhưng ông Brown chủ yếu tập trung vào việc giúp đỡ những người thiệt thòi trong xã hội.

Làm sao ông cân bằng hai mục tiêu đó?

Đơn giản vì ông Brown tin rằng sự cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng, tức tạo tài lực để tiêu xài cho y tế hoặc giáo dục, và để giảm thuế cho các gia đình có con.

Quyết tâm

Robert Peston, chủ biên thương mại của BBC là tác giả của một cuốn sách viết xuất bản năm 2005 nhan đề, 'Nước Anh của Brown'.

Trong lúc viết cuốn sách này Peston - cựu chủ biên chính trị của tờ Financial Times - đã có dịp tiếp cận chưa từng có với Brown và các cộng sự gần gũi của ông.

Theo Peston điểm đáng nói trong cách điều hành chính phủ của Gordon Brown là một khi ông đã có quyết tâm cho một việc gì, không ai có thể tách ông ra khỏi chuyện đó được.

Bằng chứng là những gì ông Brown đã từng tâm sự với chủ biên Peston khi ông viết sách hồi 2003, 2004, bây giờ đang được chuyển dịch sang thành các chính sách y tế, giáo dục, và tu chính hiến pháp bất thành văn của nước Anh.

Cử tri, các đồng nghiệp và những người đứng đầu trong chính phủ phải cảm thấy an tâm khi biết ông Brown nghĩ gì đối với những chuyện lớn, ngay cả những lúc họ bất đồng với ông.

Ám ảnh

Nhưng những người làm việc gần gũi với ông Brown nói cũng nguy hiểm với nỗi ám ảnh là phải làm hết mọi thứ như đã hoạh định theo đúng những nguyên tắc mà ông tin.

Không ai biết ông sẽ ứng phó thế nào trong cương vị thủ tướng khi mà chung quanh có quá nhiều chuyện không dự trù bủa vây ông.

Trong cương vị Bộ trưởng Tài chính ông Brwon chưa bao giờ phải đối diện với những thay đổi nhiều quá vì khi mà kinh tế tăng trưởng đều đặn trong suốt 10 năm qua.

Theo BBC

MỚI - NÓNG