Ông Romney “hiếu chiến” hơn Tổng thống Obama?

Ông Romney “hiếu chiến” hơn Tổng thống Obama?
TP - Tổng thống Barack Obama muốn giảm quân số chiến đấu, thu hẹp ngân sách quốc phòng..., còn ông Mitt Romney mong muốn điều ngược lại.

> Obama và Romney ‘tranh giành’ các cử tri độc lập

Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và đối thủ Mitt Romney Ảnh: Getty Images
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và đối thủ Mitt Romney Ảnh: Getty Images.

Ông Romeny, cựu thống đốc bang Massachusetts, đồng ý với Tổng thống Obama về thời hạn rút lực lượng chiến đấu Mỹ khỏi Afghanistan - tháng 9-2014. Tuy nhiên, hai ứng viên tổng thống này có quan điểm khác nhau trong ít nhất ba lĩnh vực liên quan quân sự.

Số lượng quân nhân

Nếu tháng sau đắc cử tổng thống, ứng viên Mitt Romney nói ông sẽ đảo nghịch kế hoạch cắt giảm số lượng quân nhân của chính quyền Obama.

Nội dungChăm lo cựu binh

Ông Romney cam kết cải thiện hệ thống quản lý chăm sóc cựu binh Mỹ (VA), hứa rằng cho phép họ tìm kiếm các dịch vụ bên ngoài VA, như tư vấn… Dưới chính quyền Obama, VA miễn cưỡng làm điều này, thay vì cam kết thuê thêm các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Hồi tháng 8, ông Obama ký một đạo luật nhằm mở rộng nỗ lực ngăn tự tử và điền vào khoảng trống về chuyên gia tư vấn.

Tổng thống Obama muốn giảm 80.000 vị trí trong lực lượng lục quân và giảm 20.000 binh sĩ thủy quân lục chiến.

Ông Romeny nhấn mạnh rằng, số lượng nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng tăng 20% từ năm 2000.

“Bộ máy hành chính của Bộ Quốc phòng đã phình to đến mức khó hoạt động và thời điểm cắt giảm đã chín muồi”, ông nhận định.

Cũng từ năm 2000, “lực lượng chiến đấu tại ngũ của chúng ta chỉ tăng 3,4%, nên sự mất cân bằng này cần được điều chỉnh”, ông nói.

Chính quyền Obama nhấn mạnh rằng, quyết định giảm 100.000 quân là một nỗ lực nhằm giảm chi tiêu quốc phòng, vì chi phí nhân sự quân đội (gồm chăm sóc sức khỏe và những phúc lợi khác) có mức tăng nhanh nhất trong số chi phí của Lầu Năm Góc.

Chi phí chăm sóc sức khỏe cho quân nhân tăng từ 19 tỷ USD năm 2001 lên 52,5 tỷ USD năm 2011.

Ngân sách quốc phòng

Nếu trở thành chủ nhân Nhà Trắng, ứng viên Romney nói ông hứa sẽ dành ít nhất 4% GDP của Mỹ cho ngân sách cơ bản (không bao gồm chi phí chiến tranh) của Bộ Quốc phòng.

Ứng viên phó tổng thống của đảng Cộng hòa Paul Ryan cũng nói rằng, ông muốn tăng ngân sách quân sự cao hơn mức lạm phát.

Lý lẽ cơ bản của ông Ryan là ngân sách dành cho Lầu Năm Góc nên duy trì ở mức cao trên thực tế, sau khi đã tính đến yếu tố trượt giá.

Điều đó có nghĩa rằng, chi tiêu nhiều hơn so với phần lớn giai đoạn Chiến tranh lạnh và nhiều hơn đáng kể so với thập niên 90.

Trong khi đó, chính quyền Obama kêu gọi giảm khoảng 400 tỷ USD trong ngân sách quốc phòng cơ bản trong 10 năm tới, nhằm giảm thâm hụt.

Các nhà phân tích quốc phòng chỉ ra rằng, dù có giảm 10.000 tỷ USD trong 10 năm tới thì chi tiêu của Lầu Năm Góc cũng ở mức năm 2007, khi cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan lên đỉnh điểm.

Cắt giảm bắt buộc

Cụm từ liên quan chi tiêu mà các nghị sĩ và cử tri Mỹ thường nói là “trưng thu tạm thời”, nghĩa là cắt giảm bắt buộc trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giảm hơn 500 tỷ USD chi tiêu quốc phòng trong thập kỷ tới, nếu tới tháng 1 năm sau, Quốc hội vẫn không thể cân bằng được ngân sách.

Hiện nay, cặp ứng viên Romney và Paul hoàn toàn ủng hộ việc miễn “trưng thu tạm thời” cho Lầu Năm Góc. Nhiều người tin rằng, Quốc hội sẽ phê chuẩn việc này. Trong khi đó, chính quyền Obama chống lại việc áp dụng miễn trừ cắt giảm bắt buộc cho Bộ Quốc phòng.

Thái An
Theo Christian Science Monitor, ABC News

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG