Pháp đặt cược vào “canh bạc” Syria

Pháp đặt cược vào “canh bạc” Syria
TP - Việc Pháp ngay lập tức công nhận Liên minh Dân tộc các lực lượng đối lập và cách mạng Syria được cho là khá mạo hiểm. Bước đi đó “giống như việc Pháp đặt cược vào canh bạc” bằng cách củng cố hàng ngũ phe đối lập Syria.

> Chính phủ và đối lập Syria sắp 'chạm trán’?
> Bầu lãnh đạo mới, đối lập Syria tuyên chiến với Bashar al – Assad

au khi Liên minh Dân tộc các lực lượng đối lập và cách mạng Syria vừa thành lập tại Doha thủ đô Qatar đã nhận được sự công nhận đầu tiên tại Phương Tây. Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố từ nay Pháp công nhận Liên minh đối lập là “đại diện duy nhất của nhân dân Syria và là Chính phủ lâm thời trong tương lai của nước Syria dân chủ”.

Ông Hollande cũng hứa hẹn ngay sau khi Liên minh biến thành “Chính phủ hợp pháp” của Syria, Pháp có thể sẽ cung cấp vũ khí cho các lực lượng nổi dậy Syria.

Trước đó một hôm, Liên minh đối lập được 6 nước Vùng Vịnh Persic thuộc Hội đồng hợp tác các quốc gia A Rập ( Bahrain, Qatar, Kuwait, Các Tiểu Vương quốc A Rập thống nhất, Oman và Saudi Arabia) công nhận.

Gần như đồng thời, phần lớn các quốc gia thuộc Liên đoàn A Rập cũng chào mừng việc Liên minh đối lập Syria ra đời.

Tuy nhiên, không có sự nhất trí trong Liên đoàn A Rập bởi vì các nước Iraq, Algerie và Tunisie giữ lập trường chờ đợi, không muốn Liên đoàn A Rập đứng hẳn về phía phe đối lập Syria.

Nhiều nhà phân tích so sánh lập trường cứng rắn của Tổng thống Hollande với lập trường tương tự của người tiền nhiệm - cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy.

Hơn một năm trước, ông Sarkozy khi còn đương nhiệm thực tế đã phát động chiến dịch can thiệp của Phương Tây vào tình hình Libya dẫn đến việc lật đổ nhà lãnh đạo Libya Gaddafi.

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo việc thành lập Liên minh đối lập? Theo dự đoán của nhiều nhà phân tích, tiếp theo rất có thể sẽ là việc thành lập Chính phủ Syria lưu vong và Chính phủ này sẽ nhận được sự thừa nhận rộng rãi của quốc tế.

Tiếp đó, Phương Tây sẽ cung cấp vũ khí cho các lực lượng vũ trang của Liên minh và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện kế hoạch thành lập các vùng an toàn tại biên giới để làm chỗ hoạt động cho các đơn vị Quân đội Tự do Syria.

Khi đó, quân đội Chính phủ Syria sẽ phản ứng và phe đối lập sẽ có cớ để đề nghị Phương Tây thiết lập khu vực cấm bay trên bầu trời Syria. Nói cách khác. “kịch bản Libya” sẽ được áp dụng ở Syria.

Tuy nhiên, cũng theo nhận định của các nhà phân tích, tình hình Syria hiện nay khác hẳn tình hình Libya vào thời điểm trước khi nhà lãnh đạo Gaddafi bị lật đổ.

Thứ nhất, lực lượng nổi dậy ở Syria không thống nhất như phe đối lập vũ trang ở Libya. Họ không có đủ lực lượng cũng như lãnh thổ để làm bàn đạp mở các cuộc tấn công quy mô lớn vào quân Chính phủ Syria.

Sau những cuộc tấn công dồn dập hồi mùa hè vừa qua vào các vị trí quân Chính phủ tại thủ đô Damacus và các thành phố lớn Aleppo và Homs, các lực lượng của Quân đội Tự do Syria bị thiệt hại nặng nề và đã phải chuyển sang các hành động tấn công theo kiểu khủng bố.

Thực tế hiện nay, các nhóm vũ trang đối lập ở Syria không còn tìm cách đánh chiếm các điểm dân cư đông đúc nữa.

Thứ hai, thái độ của các nước Phương Tây cũng đã khác. Nếu trong cuộc xung đột ở Lybia trước đây, các nước Phương Tây tỏ ra rất kiên quyết thì trong cuộc xung đột ở Syria hiện nay họ tỏ ra do dự.

Họ thậm chí từ chối thảo luận khả năng thiết lập những khu vực cấm bay trên bầu trời Syria - biện pháp đã đóng vai trò quyết định cho thắng lợi của các lực lượng nổi dậy ở Libya. Thái độ do dự đó thể hiện ngay cả vào lúc này, khi Liên minh đối lập Syria đã ra đời.

Ông Hague cũng không đặt vấn đề cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria bởi vì theo lời ông, Liên minh châu Âu EC đã ngăn cấm việc này. Mỹ cũng giữ lập trường tương tự như Anh.

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc ra đời của Liên minh và coi việc thành lập Liên minh là “sự khởi đầu tốt đẹp” nhưng Mỹ cho biết chưa chính thức công nhận Liên minh và cũng chưa thấy Liên minh có khả năng thay thế chính quyền của Tổng thống Bashar Al-Assad.

Hôm 14 tháng 11, trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Obama đã tuyên bố chưa có ý định cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy Syria.

Khác với lập trường quyết liệt của Pháp, Anh và Mỹ tỏ ra hết sức thận trọng. Bộ trưởng Ngoại giao Anh Wiliam Hague tuy coi việc thành lập Liên minh là “cột mốc quan trọng” nhưng kêu gọi hãy chờ đợi ít lâu nữa, cho tới khi Liên minh được thừa nhận bên trong lãnh thổ Syria.

Vũ Việt
Theo Gazeta.ru

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.