Pháp: Tiếp tục tranh cãi về tăng giá điện

Giá điện sản xuất từ năng lượng nguyên tử rẻ hơn so với điện sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện
Giá điện sản xuất từ năng lượng nguyên tử rẻ hơn so với điện sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện
TP - Nhiều nghị sĩ Pháp đang muốn Quốc hội thông qua đạo luật mới cho phép hình thành thêm những trung gian phân phối, sản xuất điện để góp phần giảm giá điện. Trong khi đó, Công ty Điện lực Pháp (EDF) dự tính điện tăng giá khoảng 20% trong vòng từ 3 đến 4 năm tới.
Giá điện sản xuất từ năng lượng nguyên tử rẻ hơn so với điện sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện
Giá điện sản xuất từ năng lượng nguyên tử rẻ hơn so với điện sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện.

Những tranh cãi quanh đề xuất tăng giá điện ở Pháp bắt đầu từ tháng 7-2009 khi cựu Chủ tịch EDF, ông Pierre Gadonneix đề xuất tăng giá điện ở mức 20% trong vòng 4 năm. Đề xuất này đã bị Bộ trưởng Kinh tế Christine Lagarde bình phẩm “Đã được voi thì sẽ đòi tiên” và sau đó đã bị bác bỏ. Tuy nhiên, Chủ tịch của EDF, ông Henri Proglio tiếp tục đưa ra đề xuất tăng giá điện.

Theo EDF, việc tăng giá điện theo đề xuất của các nhà đầu tư là nhằm đảm bảo duy trì mạng lưới điện, giúp phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và xây dựng các trung tâm điện nguyên tử mới tại Flamanville và Penly. Trước những ý kiến tranh cãi gây xôn xao dư luận, Bộ trưởng Sinh thái và Năng lượng Pháp Jean - Louis Borloo phải lên tiếng trấn an: Cải cách ngành điện sẽ không kéo theo tăng giá điện.

Theo Ủy ban Điều tiết điện lực (CRE), việc cải cách thị trường điện, đang được thảo luận tại Quốc hội, sẽ khiến giá điện tăng khoảng 25% trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, CRE cũng cho rằng tăng giá điện sẽ giúp tạo ra một tổ chức thị trường điện mới.

Các chuyên gia của EDF khẳng định, việc tự do hóa thị trường năng lượng từ ngày 1-7-2007 cho thấy các chính trị gia ở nước này đã không hiểu được tính đặc thù của thị trường năng lượng ở Pháp: Điện do Công ty Điện lực quốc gia sản xuất chủ yếu từ năng lượng nguyên tử luôn rẻ hơn so với điện năng sản xuất từ nguồn nhiệt năng của các công ty điện tư nhân. Vì vậy, việc ủng hộ quan điểm “cạnh tranh sẽ giúp làm giảm giá điện” có thể gây tác động ngược lại.

Chủ trương cải tổ thị trường điện ở Pháp được đưa ra sau khi một cuộc thí nghiệm cho thấy các nguồn điện dự phòng đôi khi không đủ, buộc Mạng lưới truyền tải điện (RTE) phải cắt điện nhiều vùng trong một thời gian dài. Việc thiếu hụt nguồn có thể gây ra các sự cố sập mạng, mất điện trên diện rộng như đã từng xảy ra ở Pháp vào mùa đông năm 2008 và ở nước Anh năm 2009.

Theo các chuyên gia, hai năm sau khi quyết định tự do hóa thị trường điện chính thức có hiệu lực, vị thế của nhà đầu tư mới và nhà sản xuất điện cạnh tranh của EDF vẫn không được cải thiện nhiều. Tranh cãi đã nổ ra xung quanh việc chấm dứt sự độc quyền của EDF, thực hiện tự do hóa về giá điện để người tiêu dùng được hưởng lợi.

Tuy nhiên đến nay, tình hình vẫn không có nhiều thay đổi. Các chuyên gia cho rằng mấu chốt của vấn đề là do EDF nắm giữ nguồn điện sản xuất từ năng lượng nguyên tử quá lớn (76%). Trong khi giá uranium biến động tương tự như giá dầu, giá khí ở mức 10%, trong khi giá nguyên liệu đầu vào của các nhà máy nhiệt điện có thể dao động ở mức từ 50 đến 70% giá thành sản xuất của một kWh điện. Vì vậy giá điện sản xuất của các nhà máy nhiệt điện khó có thể cạnh tranh được với giá điện năng lượng nguyên tử của EDF.

Những người ủng hộ quan điểm tự do hóa thị trường điện thừa nhận điện do họ sản xuất chưa thể rẻ bằng điện của EDF sản xuất. Tuy nhiên, vẫn khẳng định sẽ tìm cách vận động các nghị sĩ gây sức ép để EDF nhượng lại một phần sản lượng điện nguyên tử.

Phạm Tuyên
Theo Slate

MỚI - NÓNG