Pháp – nơi đáng sống nhất thế giới

Pháp – nơi đáng sống nhất thế giới
TPO - Theo kết quả khảo sát trên Tạp chí International Living công bố hôm 5/1, nước Pháp là quốc gia có chất lượng cuộc sống tốt nhất thế giới. Đây cũng là lần thứ 5 liên tiếp Pháp có được vinh dự này.
Pháp – nơi đáng sống nhất thế giới ảnh 1

Tháp Eiffel ở Pháp. Ảnh: Visitingdc

International Living đã tiến hành khảo sát gần 200 nước trên thế giới để lập ra bảng xếp hạng Chất lượng cuộc sống lần thứ 30. Những tiêu chí bình chọn bao gồm: chi phí sinh hoạt, văn hoá và giải trí, môi trường, an ninh, nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, tình trạng phân biệt chủng tộc ...

“Tại Pháp, cuộc sống đầy hương vị”, biên tập viên Jackie Flynn của tạp chí International Living tâm đắc.

“Tôi không nghĩ rằng, có ai đó lại phản đối nhận xét rằng Pháp là một trong những quốc gia đẹp nhất thế giới. Nơi đó, những niềm kiêu hãnh lớn ánh lên trong từng chi tiết nhỏ. Người Pháp yêu những bình hoa nho nhỏ đặt cạnh cửa sổ, yêu những mảnh vườn xinh xắn, những cà phê vỉa hè, những con phố sạch sẽ. Các thành phố được coi sóc cẩn thận và rất ít tệ nạn”, Flynn nói thêm.

International Living còn đặc biệt “để mắt” tới những miền quê thanh bình và trong lành của nước Pháp.

“Khu vực Midi-Pyrenees ở miền tây nam là địa điểm lý tưởng cho những gia đình có thu nhập dưới 100.000 đôla an”, tạp chí giới thiệu.

Đứng ngay sau Pháp trong bảng xếp hạng là Úc và Thuỵ Sỹ. Trong khi đó, Mỹ bị đánh tụt xuống vị trí thứ 7, từ mốc thứ 3 hồi năm ngoái.

Đứng cuối bảng xếp hạng là các nước Sudan, Yemen và Somali. Việt Nam xếp ở vị trí thứ 125, với số điểm tương đối cao về môi trường và an ninh, tuy nhiên lại bị “điểm trừ” về cơ sở hạ tầng.

10 nước và vùng lãnh thổ có chất lượng cuộc sống tốt nhất thế giới, lần lượt là: Pháp, Úc, Thuỵ Sỹ, Đức, New Zealand, Luxembourg, Mỹ, Bỉ, Canada, Ý

Thu Thảo
Theo Independent

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.