Phương Tây chia rẽ trong quan hệ với Nga

Ảnh: Sputnik
Ảnh: Sputnik
TPO - Chuyến thăm châu Âu lần cuối cùng của ông Barack Obama trên cương vị Tổng thống Mỹ đã chứng minh thực tế, rằng Washington và châu Âu có sự chia rẽ mạnh mẽ mạnh mẽ trong vấn đề quan hệ với Nga.

Tờ Time nhận định, sau chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ của tỷ phú Donald Trump, truyền thông phương Tây đồng loạt cho rằng ông Obama “chuyển cây gậy tiếp sức” trong việc giải quyết quan hệ với Nga cho Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Tuy nhiên, theo tờ Time, trong thực tế, tình hình phức tạp hơn nhiều — nước Đức không có ảnh hưởng lớn như Mỹ để có thể thống nhất phương Tây, đặc biệt sau sự kiện Brexit.

Kể từ khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý ở Anh, châu Âu đang ở trong “chế độ sống mòn”. Suốt 3 năm cuối, chính sách của châu Âu đối với Nga là gần như hoàn toàn rập theo khuôn khổ hợp tác giữa bà Merkel với Tổng thống Obama và Vương quốc Anh.

Nhưng với việc Vương quốc Anh  rút khỏi liên minh châu Âu,  ông Obama rời khỏi Nhà Trắng, “bà Merkel sẽ phải thực hiện nhiều nỗ lực hơn nữa để giữ cho các đồng minh đang dao động duy trì chính sách cũ”, tờ Time bình luận.

Mặc dù trong cuộc họp tại Berlin, các nước châu Âu nhất trí tuyên bố tiếp tục chính sách trừng phạt, nhiều quốc gia thành viên châu Âu không đồng ý với tình trạng này.

Hy Lạp, Ý, Hungary, Slovakia và Cộng hòa Síp thậm chí nhiều lần tuyên bố cần phải giảm bớt các biện pháp trừng phạt Nga, vì nó chỉ gây tổn hại cho nền kinh tế châu Âu nhưng không làm thay đổi chính sách của Moscow.

Phần lớn những nước này phụ thuộc vào các khoản vay của châu Âu, và đó là những gì giữ họ gần gũi với bà Merkel, nhưng “vấn đề tài chính — không phải là phương cách lành mạnh nhất để quản lý ‘gia đình châu Âu’”, tờ Time kết luận.

Theo Theo Sputnik
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.