Phương trượng Thích Vĩnh Tín: '72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm, tôi đều đã luyện'

Các võ tăng, võ sinh Thiếu Lâm tự.
Các võ tăng, võ sinh Thiếu Lâm tự.
Phương trượng Thích Vĩnh Tín nói ông đã luyện qua 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm vốn được coi là đỉnh cao võ học Trung Hoa và chia sẻ góc nhìn của mình về ‘cảnh giới tối cao’ trong võ thuật.

Phương trượng Thích Vĩnh Tín, người chịu nhiều tai tiếng từ những năm 2007 tới nay gần như rất ít trả lời phỏng vấn báo chí. Năm 2013 của Hoa Thương báo có cuộc phóng vấn nhà sư đứng đầu Thiếu Lâm Tự này. 

Cách đây ít lâu có ‘Thiên Sơn võ lâm đại hội’, chúng tôi để ý thấy Thiếu Lâm Tự không cử người tham gia. Xin hỏi phương trượng, câu chuyện về 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm có thật không?

Võ thuật Thiếu Lâm có 72 công pháp, cũng gọi là 72 nghệ. Thời xưa, Thiếu Lâm Tự có đến hàng ngàn nhà sư, rất nhiều người trong số họ đều luyện võ. 

Căn cứ vào sở thích mà mỗi người sẽ chọn vài môn để luyện, cách này khiến việc luyện võ sẽ tốt hơn. Chính vì thế mà sinh ra cách gọi ’72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm’.

Thời Trung Hoa dân quốc những năm đầu của thế kỷ trước, chùa Thiếu Lâm từng viết thành sách về những môn võ này. 

Nhưng thực ra, có 12 môn cơ bản thường được sử dụng, luyện tập, những môn khác cũng tương tự 12 môn cơ bản.

Phương trượng biết bao nhiêu tuyệt kỹ?

Môn nào tôi cũng từng luyện qua, nhưng chưa luyện tới mức giỏi (cười). Thực ra võ nghệ Thiếu Lâm thì dễ học, dễ luyện, nhưng luyện giỏi thì cực khó. 

Phương trượng Thích Vĩnh Tín: '72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm, tôi đều đã luyện' ảnh 1

Phương trượng Thích Vĩnh Tín nói các tuyệt kỹ Thiếu Lâm ông đều đã luyện qua.

Hiện nay nhiều người hiểu rằng võ thuật là những thứ quyền cước, phương trượng nghĩ thế nào về võ thuật?

Công phu trên quyền cước chỉ là một mặt của thiền tu. Cho dù là trên quyền cước hay trên bất cứ phương diện nào khác, chỉ cần bạn luyện tốt, thì đó đều là biểu hiện của một loại công phu. Xây dựng tốt cuộc sống của bạn cũng là một loại công phu. 

Việc trồng trọt cũng thế, đó là công phu tích lũy qua năm tháng. Hãy làm việc với trái tim của mình, luôn để ý học hỏi, tích lũy kiến thức. Khi bạn làm việc, hãy mở trí óc của mình ra, bạn sẽ thấy công phu.

Phương trượng cho rằng thế nào mới là cảnh giới tối cao của võ thuật?

Là tâm bất động, đó là cảnh giới thiền định. Công phu Thiếu Lâm và thiền tu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng ta không có quá nhiều cái tâm danh lợi, coi nó (danh lợi) chỉ như một cách thức trong cuộc sống, thì đó chính là một pháp môn tu hành.  

Dù là luyện quyền mấy chục năm hay luyện một ngày, chúng tôi tin rằng nó có ích với sức khỏe và tinh thần của mình. 

Thực ra, đọc kinh, niệm Phật, tọa thiền, tập võ v.v. đều là một loại thiền tu. Tâm của bạn sản sinh ra cái gì thì kết quả sẽ ra thế ấy. 

Đương nhiên, nếu không dùng hết tâm sức, thì cho dù biểu hiện bên ngoài có thế nào đi nữa cũng chỉ là vô dụng mà thôi.

Phương trượng Thích Vĩnh Tín: '72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm, tôi đều đã luyện' ảnh 2 Nhiều thông tin trên mạng xã hội Trung Quốc nói nhà sư Thích Vĩnh Tín chỉ thích dùng đồ đắt tiền.
Phương trượng có thân quen với nhà văn Kim Dung nổi tiếng?

Có. Năm 1981, ông ấy lần đầu tiên đến Thiếu Lâm Tự, đó cũng đúng là lúc tôi nhập môn Thiếu Lâm, nhưng khi ấy chúng tôi chưa gặp mặt. 

Tôi nhớ lần đầu gặp Kim Dung là vào những năm của thập niên 90, giờ tôi không nhớ chính xác. Sau đó, chúng tôi còn gặp nhau rất nhiều lần. 

Kim Dung là một tín đồ Phật giáo, kiến thức của ông ấy về giáo lý Phật giáo rất sâu rộng, đức hạnh cũng rất cao. Ông ấy cũng rất chịu khó học hỏi và tôn trọng mọi người.

Sau khi gặp phương trượng, Kim Dung có thay đổi nào về cách nhìn với công phu Thiếu Lâm?

Chỉ có truyền thông mới có cách nhìn thế này, thế kia (cười). Đối với người già, sự vật nó thế nào thì là thế ấy. Công phu Thiếu Lâm được truyền thừa từ hàng ngàn năm qua, đương nhiên tự nó có đạo lý, có cái ‘thần’ tồn tại.

Phương trượng Thích Vĩnh Tín: '72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm, tôi đều đã luyện' ảnh 3

Hình ảnh nhà sư Thích Vĩnh Tín dùng iPad trong một cuộc họp cũng bị chỉ trích là không phù hợp với nhà Phật.

Nghe nói phương trượng không thích cụm từ ‘võ thuật Thiếu Lâm’?

Thực sự mà nói, chúng tôi muốn gọi là “công phu Thiếu Lâm”, vì việc này mà chúng tôi đã từng tranh luận với Bộ Giáo dục Trung Quốc. 

Họ nói rằng trước giải phóng thì gọi là ‘Quốc thuật’, sau giải phóng gọi là ‘võ thuật’, cuối cùng họ bảo chúng tôi dùng từ ‘võ thuật Thiếu Lâm’. Nhưng tôi cho rằng, võ thuật chỉ là một tầng của công phu, mà cụ thể hơn là tầng kỹ thuật. 

Còn bản thân ‘công phu’ đã hàm chứa kỹ thuật, và nó còn hàm chứa văn hóa, tinh thần. Chí ít, ‘công phu’ bao gồm võ thuật và võ đạo, tiến lên một bước nữa là thiền.

Cho nên cái gọi là ‘dĩ thiền dẫn võ’, ‘dĩ võ tu thiền’. Nói tóm lại, công phu chính là một pháp môn thiền tu của Thiếu Lâm Tự. 

Bây giờ phương trượng có còn thời gian luyện công không?

Ngày nào tôi cũng luyện, chỉ cần còn có thể hít thở là tôi còn luyện. Trên đời này có rất nhiều việc phải chuyên tâm nhất trí mà làm. Phải kiên trì.

Làm hòa thượng, thì phải làm tốt việc của hòa thượng, làm nông dân, cũng cần làm tốt những việc của nông dân. Trong chùa chúng tôi, rất ít khi gọi là phương trượng, chúng tôi gọi là đại hòa thượng.

Phương trượng nhìn nhận thế nào về những tin đồn xấu xung quanh mình?

Nếu như cứ đi để ý đến tất cả những câu bình phẩm của người khác về mình thì sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì. 

Khi tôi xác định sự việc gì, tôi sẽ nỗ lực làm đến cùng. Với những vấn đề mang tính nguyên tắc, tôi sẽ không nhượng bộ bất cứ ai. 

Thường xuyên phải đối mặt những tin đồn ác ý, phương trượng làm thế nào để bình tĩnh?

Mọi việc tôi đều để tự nhiên, động thân chứ không động tâm. Chỉ cần giữ được tâm tính tốt thì sẽ không bị dao động bởi ngoại cảnh.

Theo Theo VTC News
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.