Quan chức và 5 nguy cơ chết người

Quan chức và 5 nguy cơ chết người
TPO - Cán bộ xã, quan chức cấp cơ sở, quan chức cấp cao, quan chức chấp pháp và quan chức chuẩn bị được bổ nhiệm là 5 đối tượng tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn chết người...

Quan chức và 5 nguy cơ chết người

Bố nhí tụ tập đấu tố tham quan
> Quan chức Trung Quốc khỏa thân, thề thốt với người tình

TPO - Cán bộ xã, quan chức cấp cơ sở, quan chức cấp cao, quan chức chấp pháp và quan chức chuẩn bị được bổ nhiệm là 5 đối tượng tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn chết người...

Mới đây, Trung tâm nghiên cứu quản lý khủng hoảng trường Đại học Nhân dân Trung Quốc công bố bản báo cáo Khủng hoảng hình ảnh quan chức 2012 và đưa ra những vấn đề liên quan đến sự xuống cấp của đội ngũ quan chức Trung Quốc hiện nay.

Quan chức và 5 nguy cơ chết người ảnh 1
 Ảnh: Internet
 

Bản báo cáo này chỉ ra rằng, cán bộ xã, quan chức cấp cơ sở, quan chức cấp cao, quan chức chấp pháp và quan chức chuẩn bị được bổ nhiệm là 5 đối tượng tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn chết người. Và 5 nguy cơ khủng hoảng mà các quan chức này đang phải đối mặt là: Bê bối tình ái, sở hữu tài sản “khủng” không rõ nguồn gốc, bị đánh hội đồng, bị liên lụy vì người thân, bị giả mạo. Năm 2012, quan chức Trung Quốc đã bị vạch trần rất nhiều tội trạng, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận. Giữ gìn hình ảnh quan chức đang trở thành thách thức lớn đối với đất nước Trung Quốc.

Bê bối tình ái

Năm 2012, Lôi Chính Phú - nguyên bí thư quận Quân Bồi thành phố Trùng Khánh không phải là người đầu tiên mất chức vì clip sex. Đoạn Nhất Trung – nguyên cán bộ Cục quản lý kỹ thuật chất lượng khu tự trị Choang – Quảng Tây, Lý Tân Cung nguyên phó chánh văn phòng thường trực thành phố Vĩnh Thành, tỉnh Hà Nam, Thiện Tăng Đức – nguyên phó giám đốc Sở nông nghiệp tỉnh Sơn Đông, Tề Phóng – nguyên Giám đốc công an thành phố Wu Su – Tân Cương… và hàng loạt cái tên nữa chính là những quan chức dính líu đến vấn đề vô cùng nhạy cảm – đã có vợ nhưng vẫn thích trêu hoa ghẹo nguyệt ở ngoài.

Theo thống kê của bản báo cáo cho thấy, năm 2012, có tới gần 20 vụ bê bối tình dục của các quan chức gây ảnh hưởng cực xấu trong dư luận bị các trang web phanh phui. Sau sự kiện Lôi Chính Phú bị tung clip sex lên mạng Internet vào tháng 11-2012, số vụ bê bối tình ái của quan chức nước này tăng nhanh rõ rệt, chỉ riêng tháng 12-2012 đã có ít nhất 10 vụ bê bối nghiêm trọng bị đưa ra trước công luận. Những vụ bê bối này thực sự gây căm phẫn trong dư luận Trung Quốc.

Không chỉ có vậy, những sự kiện không vẻ vang này sau khi lộ tẩy còn kéo theo hàng loạt vấn đề tham nhũng, làm trái pháp luật của quan chức. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong số tham quan đã bị điều tra, 95% số người có bồ nhí, 60% hành vi hủ bại của lãnh đạo các cấp ở Trung Quốc liên quan đến bồ nhí.

Bản báo cáo còn chỉ ra rằng, mạng Internet đã trở thành kênh quan trọng để phanh phui những vụ bê bối tình ái của quan chức Trung Quốc. Chủ yếu bao gồm 4 loại: Thông tin tung lên trên mạng Internet của các cô bồ sau khi bị ruồng rẫy, hắt hủi; người bị hại phanh phui, báo chí phanh phui, những người trong nội bộ phanh phui. Lôi Chính Phú kể từ lúc clip nóng bị tung lên mạng đến khi bị cách chức và bị cơ quan hữu quan điều tra, chỉ mất 63 tiếng đồng hồ; Và chỉ 8 ngày sau đó, Thiện Đức Tăng đã bị mất chức sau 12 tiếng đồng hồ vì viết “Giấy cam đoan sẽ ly hôn với vợ” cho bồ nhí.

Một báo cáo khác rất đáng đề cập là, ngày 7-1-2013, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã công bố Sách Xanh xã hội năm 2013. Sách Xanh này chỉ ra rằng, chỉ số tín nhiệm tổng thể của xã hội Trung Quốc đang đi xuống, thấp hơn mức “đạt yêu cầu”. Điều tra cho thấy, sự tin tưởng mà người dân Trung Quốc dành cho cơ quan chính phủ, cơ quan hành pháp không cao. Sách Xanh phân tích rằng, lòng tin của người dân Trung Quốc giảm có thể là do những vụ scandal liên tiếp xảy ra.

Quang cảnh “Bồ nhí đấu tố quan tham”
Quang cảnh “Bồ nhí đấu tố quan tham”.
 

Tài sản “khủng”

Từ tháng 8-2012, chỉ riêng cán bộ cấp giám đốc sở ở Trung Quốc bị phanh phui nguồn tài sản “khủng” không rõ nguồn gốc đã có tới 4 người. Trong đó giá trị của một món tài sản (xe hơi, đồng hồ…) đều trên 100.000 NDT (300 triệu VND) trở lên, vượt xa mức sống của một người dân bình thường.

Hiện nay, thu nhập theo đầu người của người dân Trung Quốc là 4.000 NDT/tháng (khoảng 600 USD), trong khi đó Dương Đạt Cán – nguyên ủy viên Ủy ban kỷ luật khóa XII Đảng cộng sản TQ tỉnh Thiểm Tây bị cách chức vì điều tra sơ bộ cho thấy, trong nhà ông này có ít nhất 83 chiếc đồng hồ đắt tiền, chưa kể đến số vàng bạc, tiền tiết kiệm khổng lồ gửi ngân hàng. Chiếc kính mà Dương Cán Đạt đeo có giá tới trên 100.000 NDT (trên 300 triệu VND). Diện tích nhà ở bình quân theo đầu người ở Trung Quốc hiện nay là 36 m2, nhưng tháng 10-2012, sự kiện gây xôn xao dư luận Trung Quốc mới đây là Thái Bân – nguyên ủy viên Cục chấp pháp quản lý thành phố Quảng Châu bị điều tra tra sở hữu 22 ngôi nhà, biệt thự, chung cư cao cấp… với tổng diện tích lên tới trên 7.000m2.Sự tiêu xài xa xỉ và chênh lệch quá lớn giữa quan và dân khiến người dân Trung Quốc thực sự căm phẫn, bất bình.

Bị liên lụy vì người thân

Ngoài bản thân quan chức, năm 2012, quan chức Trung Quốc cũng bị mất mặt, ngã ngựa vì những hành vi phạm pháp, khoe “hàng” của gia đình, người thân, khiến người dân nước này thực sự nghi ngờ trước hình ảnh thanh liêm của quan chức. Tiêu biểu là Trác Chấn Phong – nguyên Cục trưởng Cục quản lý nhà đất quận Nhi Thất, thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, gia đình ông này mỗi người có hai hộ khẩu, chỉ riêng con gái ông ta sở hữu 11 ngôi nhà, cả gia đình sở hữu 29 ngôi nhà, biệt thự…

Bị giả mạo

Năm 2012, tình trạng giả mạo quan chức cấp cao như giả mạo giám đốc sở, tư lệnh quân khu, quan chức tổ chức quốc tế, giả mạo người thân, thư ký của các nhà lãnh đạo cấp cao… ở Trung Quốc diễn ra vô cùng nghiêm trọng. Thủ đoạn giả mạo gồm: một là giả mạo nhân viên chấp pháp để phạm pháp như cướp đoạt, lừa đảo. Từ ngày 15-11-2012 đến ngày 15-12-2012, chỉ trong vòng 1 tháng đã xảy ra mấy chục vụ giả mạo quan chức ở nhiều tỉnh thành Trung Quốc. Mặc dù sau khi xảy ra, quan chức bị được chứng minh là vô tội, nhưng những ảnh hưởng của nó tới hình ảnh quan chức vẫn vô cùng lớn.

Một hiện tượng mới xuất hiện ở Trung Quốc năm 2012 là một số kẻ vì muốn có được tiếng tăm trong xã hội mà giả mạo quan chức, thậm chí giả mạo những quan chức “có vấn đề”. Các đối tượng này giả mạo quan chức chính phủ, sĩ quan, cảnh sát, lợi dụng mạng Internet để khoe của, tung ảnh nóng, phát ngôn bừa bãi… gây ảnh hưởng rất xấu tới các ban ngành hữu quan, khiến người dân Trung Quốc thực sự mất lòng tin vào quan chức.

Huy Long
(Tổng hợp)

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG