Quan hệ Mỹ - châu Âu: Muôn trùng sóng gió

Ảnh: RIA Novosti
Ảnh: RIA Novosti
TPO - Mối quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương “Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” giữa Mỹ và châu Âu vừa bị dội gáo nước lạnh thông qua một loạt các phát ngôn giận dữ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi bị châu Âu đối xử một cách “ghẻ lạnh”.

Sau khi bị đối xử một cách “ghẻ lạnh” tại Paris (Pháp) trong chuyến tham dự lễ kỷ niệm 100 năm kết thức Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập tức chút toàn bộ cơn giận dữ lên châu Âu.

Trong một bài viết trên trang cá nhân Twitter hôm 11/11, ông Trump viết rằng: “Vừa trở về từ Pháp, tôi đã có được những thành tựu rất lớn trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, nước Mỹ đã bị đối xử không công bằng trong vấn đề quân sự và thương mại”.

“Chúng tôi không chỉ bỏ ra một khoản rất lớn cho việc bảo vệ quân sự của các quốc gia, mà còn phải chịu tổn thất hàng trăm tỷ USD trong hoạt động thương mại với các quốc gia này. Chúng tôi đã nói rằng, hành động này của họ không thể cứ tiếp tục tái diễn được nữa. Điều này, và luôn là sự bất công bằng đối với Mỹ”.

“Nước Mỹ đã bỏ ra một số tiền khổng lồ để bảo vệ các quốc gia khác, nhưng cái mà chúng tôi có được chỉ là sự thâm hụt và tổn thất mậu dịch. Bây giờ là lúc các quốc gia giàu có này phải trả cho Mỹ chi phí bảo vệ quân sự, hoặc phải tự mìn bảo vệ chính mình”, ông Trump nhấn mạnh.

Sở dĩ Tổng thống Trump đưa ra những lời giận dữ hiếm thấy như vậy là vì ông đã bị đối xử một các “phũ phàng” khi tham dự sự kiện kỷ niệm 100 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất tại Paris (Pháp) hôm 11/11.

Cụ thể là ông Trump đã bị người bạn đồng minh lâu năm tại châu Âu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khiển trách chủ nghĩa dân tộc ngay trước mặt mình.

Trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến thứ nhất, Tổng thống Pháp Macron nhấn mạnh rằng, thế giới cần phải rút ra bài học lịch sử về sự tàn khốc mà Thế chiến thứ nhất gây ra cho châu Âu và thế giới. Trong đó, ông Macron đặc biệt nhấn mạnh tới việc cần phải cảnh giác với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cho rằng chủ nghĩa yêu nước không thể chung sống với chủ nghĩa dân tộc. “Chúng ta phải lưu giữ cho con cháu một thế giới tràn đẩy giấc mộng khát vọng”, ông

Trước đó, chỉ vài phút sau khi tới Pháp bằng chiếc “Không lực số 1”, Tổng thống Trump lập tức viết lên trang Twitter bày tỏ quan điểm của ông về việc châu Âu thành lập quân đội riêng.

Trong bài viết trên trang cá nhân Twitter tối 9/11, ông Trump cho rằng việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi thành lập quân đội riêng cho châu Âu là một điều 'rất xúc phạm'.

Đồng thời chỉ ra “Châu Âu trước tiên cần phải nộp khoản đóng góp công bằng của họ được quy định trong Điều khoản phòng vệ Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Nước Mỹ trong suốt bao năm qua đã phải trợ cấp một khoản cực lớn cho châu Âu trong vấn đề này”

Mối quan hệ Mỹ - châu Âu còn được dự báo là sẽ rất băng giá khi mà nhiều khả năng trong thời gian tới Mỹ sẽ tiến hành áp thuế nhập khẩu xe hơi từ thị trường khổng lồ này.

Bộ Thương mại Mỹ hôm 12/11 đã trao cho Nhà Trắng bản Báo cáo đánh giá về những nguy cơ tiềm tàm đối với an ninh quốc gia Mỹ và những đề xuất kiến nghị về việc có áp thuế 25% đối với xe hơi nhập khẩu hay không.

Trong đó, dự kiến Tổng thống Trump vào ngày 12/11 sẽ gặp mặt các quan chức cấp cao của Bộ Thương mại đề bàn thảo các biện pháp tiếp theo liên quan tới vấn đề thuế quan.

Các nhà phân tích cho rằng, nếu Mỹ áp thuế 25% đối với mặt hàng xe hơi nhập khẩu, đây sẽ là đòn giáng mạnh và ngành công nghiệp sản xuất xe hơi của châu Âu cũng như toàn bộ nền kinh tế của châ Âu.

Mối quan hệ đồng minh “Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” giữa Mỹ và châu Âu trong thời gian qua lại bị dội thêm gáo nước lạnh từ những phát ngôn đầy giận dữ của Tổng thống Trump sau khi bị châu Âu đối xử một cách “ghẻ lạnh”.

Điều này dự báo mối quan hệ giữa hai đồng minh lâu năm Mỹ - châu Âu sẽ gặp phải những thách thức cực kỳ to lớn trong thời gia tới, nếu hai bên không tìm được tiếng nói chung.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
TPO - Diễn biến khí tượng từ 19/3, không khí lạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Đông Bắc Bộ và Hà Nội. Trong 24 đến 48 giờ tới, các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực Thủ đô tiếp tục có nền nhiệt giảm, trời rét, kèm theo đó cục bộ có mưa vừa đến mưa to.