Sáng nay, ông Tập Cận Bình phát biểu tại Quốc hội Việt Nam

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Như Ý.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Như Ý.
TP - Cũng như khi các đại biểu khác đến thăm Quốc hội, sẽ có nghi thức đứng lên chào, vỗ tay, thể hiện tình cảm mến khách của người Việt Nam cũng như Quốc hội Việt Nam... Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chia sẻ với các phóng viên về việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm và phát biểu tại Quốc hội Việt Nam hôm nay (6/11).

Ông Tập Cận Bình sẽ phát biểu 10 phút

Trao đổi với các PV bên lề kỳ họp Quốc hội ngày 5/11, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Bắt đầu từ 10 giờ 5 phút sáng 6/11, ông Tập Cận Bình sẽ đến Quốc hội. Tại Phòng Thăng Long, Nhà Quốc hội sẽ tổ chức hội kiến giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Đến khoảng 10 giờ 35 phút cùng ngày, ông Tập Cận Bình sẽ phát biểu khoảng 10 phút tại Hội trường Quốc hội, nơi đang diễn ra kỳ họp thứ 10.

“Là đại biểu Quốc hội, tôi muốn nghe từ người lãnh đạo cao nhất Trung Quốc những lời nói chân tình, trên tinh thần láng giềng hữu nghị, láng giềng tốt, bình đẳng. Đồng thời tôi cũng mong những điều tốt đẹp, tình hữu nghị là thực tế sống động”.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Sơn 

Đây là nguyên thủ đầu tiên phát biểu tại Quốc hội Việt Nam sau 10 năm. Trước đó vào năm 2005, ông Hồ Cẩm Đào cũng đến và phát biểu trước Quốc hội tại Hội trường Ba Đình cũ. “Cũng như các đại biểu khác đến thăm Quốc hội đều có nghi thức đứng lên vỗ tay chào đón, như vừa qua, ông Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đến Nhà Quốc hội. Đó là nghi thức của Quốc hội, là tình cảm mến khách của người Việt Nam và Quốc hội Việt Nam. Sau khi ông Tập Cận Bình phát biểu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ đáp từ”, ông Phúc chia sẻ về nghi thức, đồng thời cho biết, việc ông Tập Cận Bình đến thăm và phát biểu tại Quốc hội là theo đề nghị từ phía Trung Quốc. 

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết phải chờ sau hội kiến giữa ông Tập Cận Bình và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mới biết được nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc. Chia sẻ về mối quan hệ giữa hai nước sau bài phát biểu 10 năm trước của ông Hồ Cẩm Đào, ông Phúc nói: “Hồi đó tôi chưa phải là đại biểu Quốc hội, nhưng tôi nghĩ, các nguyên thủ quốc gia khi sang nước khác phát biểu bao giờ cũng làm sâu sắc thêm tình cảm, tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước. Đây cũng là thông lệ rất bình thường”.

Giữ hòa hiếu và giữ lòng tin

Cùng trao đổi với phóng viên về sự kiện này, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cũng cho rằng, việc nguyên thủ quốc gia đến phát biểu trước Quốc hội Việt Nam đã có từ lâu. “Ít nhất tôi cũng là người chứng kiến một lần ông Hồ Cẩm Đào đến phát biểu trước Quốc hội vào năm 2005. Chúng ta phải coi đó là hoạt động bình thường”. Tuy nhiên đặt trong bối cảnh hiện nay, theo ông Quốc, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải biết cách giải quyết, để vừa giữ được hòa hiếu nhưng quan trọng hơn là giữ được lòng tin của người dân.

“Dù ở thời điểm nào cũng vậy, chúng ta cũng luôn giữ một thái độ lịch thiệp, thể hiện sự trọng thị của mình. Cơ hội gặp nhau là cần thiết nhất trong thời đại này. Cái gì làm cho quan hệ tốt đẹp hơn thì chúng ta ủng hộ, dựa trên lợi ích của quốc gia và phải phù hợp với luật pháp quốc tế. Tôi cũng hy vọng sau sự kiện này sẽ có nhiều nguyên thủ quốc gia đến phát biểu tại Quốc hội Việt Nam”, ông Quốc chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.