SAS - Khuôn mẫu của biệt kích hiện đại

SAS - Khuôn mẫu của biệt kích hiện đại
Là một trong những đội ngũ tinh nhuệ nhất thế giới, lực lượng đặc nhiệm SAS của Anh được huấn luyện và tổ chức cực kỳ bài bản.

SAS - Khuôn mẫu của biệt kích hiện đại

> Đặc nhiệm diệt bin Laden là 'độc nhất vô nhị'

Là một trong những đội ngũ tinh nhuệ nhất thế giới, lực lượng đặc nhiệm SAS của Anh được huấn luyện và tổ chức cực kỳ bài bản.

Biệt kích SAS trong một đợt huấn luyện giải cứu con tin. Ảnh: Eliteukforces.info
Biệt kích SAS trong một đợt huấn luyện giải cứu con tin. Ảnh: Eliteukforces.info.

Quân đội Anh hiện có nhiều lực lượng đặc nhiệm nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Special Air Service (SAS). Thành lập từ năm 1942, SAS được nhiều chuyên gia quân sự xem là hình mẫu đầu tiên của một đội biệt kích thời hiện đại. Đến nay, một số lực lượng đặc nhiệm trên thế giới vẫn được xây dựng theo mô hình của SAS.

Trong một hội thảo do Bộ Quốc phòng Pháp tổ chức, GS Anthony Clayton của Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst (Anh) cho biết, nhiệm vụ chủ yếu của các lực lượng đặc nhiệm Anh thường không ở tiền tuyến. Những “siêu chiến binh” phải xâm nhập những khu vực do phe đối phương kiểm soát để thăm dò tin tức, tổ chức tấn công các mục tiêu trọng yếu. Phần lớn đều là các nhiệm vụ chớp nhoáng.

Chiến dịch Nimrod

 Ngoài những “siêu chiến binh”, SAS còn có bốn đội kỹ thuật đặc biệt, gồm các bác sĩ “phản ứng nhanh” có thể phẫu thuật khẩn cấp tại chiến trường, chuyên gia về chất nổ, các nhà ngôn ngữ học có khả năng học cấp tốc những phần cơ bản của một thứ tiếng lạ và chuyên gia liên lạc có thể xử lý các loại sóng thông tin của nhiều nước.

Sau Thế chiến 2, SAS gần như bị giải tán để sáp nhập vào những đơn vị khác của quân đội Anh, chỉ còn lại vài trung đoàn cốt yếu. Danh tiếng lẫy lừng của SAS đến nay là từ Trung đoàn 22, thành lập năm 1951.

Trung đoàn 22 được tổ chức ngày càng chuyên nghiệp hơn và là hạt nhân chính trong nhiều chiến dịch quân sự của Anh, theo tờ Le Point.

Tại cuộc chiến với Argentina năm 1982, do tranh chấp chủ quyền quần đảo Falkland (Argentina gọi là Malvinas), 60 lính biệt kích của Trung đoàn 22 đã phá hủy các tên lửa chống tăng của Argentina trước khi quân đội Anh đổ bộ. Trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1990, lực lượng này tiến sâu vào các trận địa thực hiện “tâm lý chiến”, tạo ấn tượng rằng, những toán quân của Liên Hợp Quốc rất hùng hậu.

Chiến công được biết đến nhiều nhất của SAS là chiến dịch Nimrod, giúp giải thoát các nhân viên Đại sứ quán Iran tại London sau sáu ngày bị một nhóm khủng bố Ả Rập bắt làm con tin vào tháng 4 - 1980. Các biệt kích bắn hạ năm tên khủng bố, bắt giữ một tên mà hầu như không chịu thương vong nặng nề nào. Tất cả con tin đều được giải thoát an toàn. Toàn bộ chiến dịch đã được các đài truyền hình quay và phát lại, góp phần đưa SAS trở thành một huyền thoại.

Để tích lũy thêm kinh nghiệm, hiện SAS vẫn thường xuyên gửi người tới những nước xảy ra những vụ bắt giữ con tin để thu thập dữ liệu, phân tích hoặc cố vấn cho chính quyền sở tại.

Huấn luyện khắc nghiệt

Cơ sở huấn luyện của SAS ở thành phố miền tây Hereford. Theo Giáo sư Clayton, học viên được đào tạo những kỹ năng cần thiết để hành động chớp nhoáng và hạn chế tối thiểu thương vong.

Trung đoàn 22 của SAS được chia thành bốn biệt đội A, B, D và G với khoảng 90 thành viên/đội. Tại mỗi biệt đội lại chia thành các đơn vị chuyên sử dụng xe mô tô phân khối lớn, nhảy dù hoặc hành động ở địa hình biển đảo, sông ngòi, đồi núi.

Chương trình huấn luyện chia thành nhiều chủ đề khác nhau như: Special Project Teams chuyên chống buôn lậu ma túy hay truy lùng tội phạm chiến tranh; Counter Revolutionary Wing chuyên chống khủng bố. Nhóm này lại được chia thành hai phần riêng biệt là Body Guard, nhằm bảo vệ an toàn cho cộng đồng, đặc biệt là Hoàng gia Anh và Close Quarter Battle giúp huấn luyện khả năng hành động bên trong các tòa nhà.

Thành viên của SAS là sĩ quan và binh sĩ trong quân đội Anh, được tuyển chọn gắt gao qua quá trình huấn luyện và kiểm tra cực kỳ khắc nghiệt. Phần lớn các “siêu chiến binh” ở độ tuổi 28 - 32.

Để được chính thức trở thành thành viên của SAS, ứng viên phải chứng tỏ được sự kiên nhẫn, thể lực và kỹ năng chiến đấu.

Trong phần huấn luyện thể lực, ở bài kiểm tra cuối cùng, các biệt kích tương lai phải vượt qua 64 km đường nhiều chướng ngại vật với ba lô nặng 25 kg và một khẩu súng trường trong thời gian dưới 20 giờ. Tổng cộng trong giai đoạn huấn luyện thể lực, các thí sinh phải đi bộ hơn 445 km trong vòng bốn tuần. Sau đó, họ phải “lăn lê, bò trườn” trong vòng sáu tuần tại những khu rừng nhiệt đới ở châu Á để rèn luyện kỹ năng sống sót.

Một chương trình “khó nuốt” không kém là bốn tuần tập huấn Survival, Evasion, Resistance and Extraction (SERE, tạm dịch “sống sót, lẩn tránh, cầm cự và rút lui”). Trong đó, họ sẽ bị thẩm vấn trong suốt 24 giờ mà không được hé lộ bất cứ điều gì ngoài tên, ngày sinh, cấp bậc.

Theo Nguyễn Ngọc Lan Chi
Thanh Niên

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
TPO - Nhiều chuyên gia văn hóa cho rằng cơ chế về thuế hiện nay đang gây khó khăn trong việc hồi hương cổ vật. Theo đó, nhiều chuyên gia đề xuất miễn thuế hoàn toàn để mở rộng con đường hồi hương cổ vật. Đây là thông tin được đưa ra tọa đàm góp ý Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức ngày 28/3.