Sau Nhật Bản, Thủ tướng sẽ thăm và làm việc tại Indonesia

Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới năm nay thu hút hơn 34.000 người tham dự. Ảnh: Vietnamplus.
Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới năm nay thu hút hơn 34.000 người tham dự. Ảnh: Vietnamplus.
TPO - Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 8/10, nhận lời mời của Tổng thống Indonesia Joko Widodo,  Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn cấp cao Việt Nam tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN nhân dịp Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - Ngân hàng Thế giới (WB) tại thành phố Bali, Indonesia.

Cũng theo thông cáo này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chính thức thăm và làm việc tại Indonesia từ ngày 11/10 đến đến 12/10.

Theo TTXVN, Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã chính chức khai mạc trên đảo Bali, Indonesia ngày 8/10 và sẽ kéo dài đến ngày 14/10.

Hội nghị này thu hút sự tham dự của lãnh đạo các ngân hàng trung ương, các bộ trưởng tài chính cùng lãnh đạo các doanh nghiệp, đại diện các tổ chức xã hội dân sự và học giả của 189 quốc gia thành viên của IMF và WB. 

Đặc biệt, bên lề hội nghị còn có cuộc họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) theo sáng kiến của Indonesia. Tổng số đại biểu tham dự hội nghị của IMF và WB lần này lên tới 34.000 người, bao gồm cả đại biểu chính thức và không chính thức.

Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận các vấn đề kinh tế toàn cầu như mất cân bằng thương mại, biến động thị trường tài chính, bất bình đẳng, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và hiệu quả viện trợ, trao quyền cho phụ nữ cũng như các sáng kiến nâng cao niềm tin vào hệ thống đa phương...

Hội nghị thường niên của IMF và WB diễn ra trong bối cảnh bất ổn ngày càng gia tăng trong nền kinh tế toàn cầu. Những biến động mạnh về tiền tệ ở các thị trường mới nổi thời gian gần đây và sự leo thang các mâu thuẫn thương mại, đặc biệt là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể tiếp tục khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm nếu không có biện pháp giải quyết vấn đề hiệu quả.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, TTXVN
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.