Sóng gió SGK lịch sử giữa Nga và các nước SNG

Sóng gió SGK lịch sử giữa Nga và các nước SNG
Những tranh cãi về SGK lịch sử giữa các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc còn chưa lắng thì lại bắt đầu xuất hiện những sóng gió giữa Nga và một số nước thuộc Liên Xô cũ (đang là thành viên SNG) quanh chủ đề này.

Học sinh phổ thông các nước này sẽ học môn lịch sử Nga được viết với những quan điểm tiêu cực, khác hẳn với mỗi quan hệ láng giềng anh em gần gũi giữa người dân các nước từng có trước kia.

Bộ Giáo dục Gruzia, Moldavia và Ucraina đã xem xét lại các quan điểm về mối quan hệ lịch sử của họ với nước Nga, thể hiện qua giáo trình dùng để dạy học sinh phổ thông. Trong những cuốn SGK mới, nước Nga đã bị coi không khác gì kẻ thù nguy hiểm và độc ác nhất của ba nước nói trên.

Người Nga với thế hệ măng non của Gruzia, Moldavia và Ucraina được nói đến như những kẻ xâm lược và chiếm đóng. Trước đây, quan điểm tương tự như trên đã xuất hiện tại các vùng Bantic và Ba Lan.

Ba Lan đã cho công bố điều tra xã hội học, trong đó trên 50% người được hỏi đã coi nước Nga là kẻ thù (?). Những người có trách nhiệm về giáo dục Nga tự hỏi: Phải chăng vì lý do chính trị mà các nước Slavơ anh em đã tự cho phép mình gây sức ép với các thế hệ tương lai của nước Nga?

Có một câu nói phổ biến trong giới làm sử: “Người chiến thắng sẽ là người viết lịch sử. Việc này hoàn toàn đúng trong một số SGK lịch sử ở Ucraina hiện nay.

Tác giả SGK lịch sử lớp 5 đã viết như sau: “Việc đưa bán đảo Krưm trở về Ucraina là nỗ lực (của Nga) đặt lên vai Ucraina trách nhiệm đạo đức trong việc xua đuổi người Tácta đi và buộc Ucraina phải gánh lấy nghĩa vụ phục hồi đời sống kinh tế và văn hoá tại bán đảo”.

Cũng trong cuốn sách này, các tác giả đã buộc tội Matxcơva là thủ phạm chính gây ra nạn đói năm 1932 - 1933 ở Ucraina để dập tắt ý chí đòi độc lập của người dân Ucren. Trong khi đó, những nạn đói xảy ra cùng với thời gian trên ở Povoldze và Kavkaz thì tác giả lại lờ tít.

Liên quan đến cuộc chiến tranh vệ quốc, cuốn SGK này đã phủ nhận vai trò giải phóng của Hồng quân Liên Xô “Quân nổi dậy dưới sự lãnh đạo của vị chỉ huy du kích Stepan Bandera ngay từ năm 1943 đã giải phóng phần lớn lãnh thổ Ucraina khỏi ách phát xít!

Điều đáng chú ý là, trong cuốn SGK mới tinh này cũng đã kịp dành chỗ cho những sự kiện nóng hổi mới xảy ra ở Ucraina năm ngoái. Trong chương nói về “Cuộc cách mạng da cam”, viết : “Cuối cùng thì chúng ta đã được tiếp cận với lịch sử của mình một cách độc lập” và “Thắng lợi của ông (chỉ TT đương nhiệm Yushenko) là thắng lợi của toàn thể nhân dân Ucraina muốn được sống hạnh phúc và sung túc”.

Trong cuốn SGK “Lịch sử Gruzia” của học sinh PTTH, nước Nga đã bị đưa vào danh sách những nước đế quốc trong giai đoạn từ thế kỷ thứ 18 đến thế kỷ 19. Còn hiện tại người Nga bị buộc tội đang thực hiện chính sách chính trị xâm lược với nước bạn láng của mình(?).

Sách viết: “Từ tháng Hai đến tháng Ba năm 1921, nước Nga Xô Viết đã ngang nhiên phá bỏ hiệp ước hoà bình được ký giữa Nga và Gruzia vào 7/5/1920, dùng vũ lực thực hiện sự xâm lược nhà nước Gruzia hợp pháp, sau đó duy trì sự chiếm đóng của mình tại đây”.

Đồng thời trong sách còn nhấn mạnh “cuộc chiến tranh không tuyên bố chống lại Gruzia hiện nay vẫn tiếp tục được tiến hành”. Theo quan điểm của tác giả SGK thì nước Nga rõ ràng là đang tìm mọi cách ngăn cản những nỗ lực Gruzia trên đường tiến tới tự do và dân chủ.

Tại Moldavia học sinh không nghiên cứu riêng lịch sử nước mình mà phải học lịch sử Rumani. Trong các cuốn sách đó, quan điểm chống Nga, kỳ thị dân tộc và chủ nghĩa sôvanh được phơi bày đến mức khó tin.

Rumani được coi là đất nước tuyệt vời nhất thế giới vào mọi thời kỳ lịch sử. Không có dân tộc nào có thể so sánh được với dân tộc Rumani... Nước Nga cũng bị coi như một kẻ chuyên đi xâm lược, SGK viết: “Người Moldavia chẳng có bất cứ vấn đề xã hội khó khăn nào ngoại trừ việc làm sao tống cổ được người Nga đi”...

Phản ứng trước những cuốn SGK này, ông Eduard Dnoprov, nguyên Bộ trưởng Giáo dục Nga đã gọi, sự thay đổi trong giáo trình tại những nước SNG nói trên là “sự khiêu khích chính trị nhằm vào nước Nga”.

Ông tuyên bố, “sự chia rẽ dân tộc này có thể mang tới những mối nguy hiểm tiềm tàng đối với sự hợp tác và phát triển quan hệ giữa Nga và các nước trong tương lai”.

MỚI - NÓNG