Tăng cường ngoại giao nghị viện trong xử lý các thách thức an ninh

Phiên họp toàn thể đầu tiên của APPF-26 bàn về vấn đề an ninh, chính trị.
Phiên họp toàn thể đầu tiên của APPF-26 bàn về vấn đề an ninh, chính trị.
TPO - Sáng 19/1, tại phiên họp toàn thể đầu tiên APPF-26 về vấn đề chính trị- an ninh, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển trong nhiều thập kỷ qua của Châu Á - Thái Bình Dương, từ chỗ bị chia rẽ, đối đầu đã dần đi vào quỹ đạo hòa bình, hợp tác, tạo tiền đề cho một thời kỳ phát triển năng động hơn.

Hiện nay, châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành khu vực đi đầu trong tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu. Đây là thành quả của những nỗ lực hợp tác đa phương, trong đó APPF là một cơ chế có nhiều đóng góp quan trọng. APPF-26 diễn ra vào thời điểm thế giới đang chứng kiến những chuyển biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, có ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở nhiều khu vực trên thế giới.

"Người dân ở mỗi nước chúng ta đều kỳ vọng ở các nghị sĩ quốc hội, những người đại diện chân chính cho nhân dân có những đóng góp thiết thực vào việc bảo đảm một môi trường hòa bình và ổn định, thuận lợi cho việc tập trung các nỗ lực để phát triển kinh tế - xã hội, sự bình an của đất nước, góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế", Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh.

Tăng cường ngoại giao nghị viện trong xử lý các thách thức an ninh ảnh 1

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu đề dẫn tại Phiên họp toàn thể đầu tiên.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về vai trò của ngoại giao nghị viện trong việc xử lý các thách thức về hòa bình, an ninh, thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới, cũng như về phòng chống khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia; đưa ra nhiều ý kiến, chia sẻ, nhận định và đề xuất các biến pháp, sáng kiến nhằm nâng cao vai trò của APPF cũng như các quốc hội thành viên để giải quyết những thách thức này.

Về tình hình khu vực và quốc tế tiếp tục diễn biến nhanh và phức tạp hơn, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhận định rằng,  các tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên, nguy cơ đối với tự do an ninh, an toàn hàng hải vẫn tiếp diễn; những thách thức về an ninh mạng, bất bình đẳng, di cư, dịch bện, những thiên tai khôc liệt chưa từng có... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định và phát triển của nhiều quốc gia thành viên. Các thách thức lớn do các thành viên nêu ra tại Hội nghị năm 2017 vẫn chưa có giải pháp bàn bạc thống nhất, triệt để.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, những vấn đề này đòi hòi những giải pháp ở cấp độ quốc gia, khu vực, quốc tế và có sự phôi hợp đa tầng nấc, trong đó có sự tham gia tích cực của chúng ta, những Nghị sỹ Quốc hội, người hoạch định chính sách, các nhà lập pháp của các quốc gia.

"Trong một thế giới toàn cầu hóa, số hóa, tùy thuộc lẫn nhau gia tăng, APPF cần đóng vai  trò theo chức năng của mình nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế. Phải chăng các Nghị viện cần thúc đẩy ban hành chính sách, phân bố nguồn lực,giám sát việc thực hiện tích cực, hiệu quả các thỏa thuận đa phương quan trọng ở cấp độ toàn cầu và khu vực. Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân vừa được ký tháng 9/2017 là một thỏa thuận quan trọng có ý nghĩa lịch sử, cần nhận được sự ủng hộ tích cực của các Nghị viện nhằm sớm phê chuẩn để hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân," Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng kiến nghị.

Về vấn đề hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững là xu thế lớn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị các đại biểu thảo luận tập trung thảo luận một số nội dung sau: Các văn bản pháp lý hiện hành đã đủ hoàn thiện chưa, đã tạo thuận lợi cho thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững hay chưa; Hiệu quả của sự hỗ trợ của Nghị viện các quốc gia phát triển hơn trong khu vực với Nghị viện các quốc gia kém phát triển hơn; Vai trò giám sát của Nghị viện đối với việc triển khai các nỗ lực chung chống các loại hình tội phạm xuyên quốc gia các vấn đề an ninh mới nổi; Các quan điểm ngoại giao nghị viện gắn với phòng ngừa để góp phần củng cố lòng tin, ngăn ngừa xung đột, đảm bảo hòa bình, an ninh trong khu vực thế nào?

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cam kết: "Với trách nhiệm của mình là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm của các tổ chức quốc tế và các nước, chủ động thực hiện chính sách hội nhập quốc tế sâu rộng và nâng tầm, chủ động đóng góp cho hợp tác đa phương, Quốc hội Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Quốc hội các nước trong khu vực góp phần thúc đẩy xây dựng khu vực châu Á- Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững trong thế kỷ 21".

MỚI - NÓNG