Tệ đánh cắp nội tạng người sống

Tệ đánh cắp nội tạng người sống
Nhóm phẫu thuật tin rằng đứa bé sẽ chết vì vết thương do viên đạn gây ra nên đã lấy đi của nạn nhân một quả thận, với  hy vọng cái chết của nạn nhân sẽ ém nhẹm những việc làm mờ ám của họ.
Tệ đánh cắp nội tạng người sống ảnh 1

Vào cái ngày xảy ra bi kịch, cậu con trai của chị Neziha mới lên 9, đang ở vùng quê với bà nội, trong khi chị và chồng cùng đứa con nhỏ nhất cư ngụ ở Samsun, một thành phố công nghiệp nằm ở phía đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ.

Thằng bé tham dự lễ sinh nhật của một bạn học cùng lớp, không ngờ buổi lễ trở thành một tai họa, hai nhóm trẻ chống đối nhau gây rối loạn, súng nổ, một đứa tử nạn, nhiều đứa khác bị thương.

Buổi tối hôm đó, trong lúc chị Neziha đã đi ngủ thì chồng chị được người bạn thông báo là cậu con trai của họ đã được đưa đến bệnh viện do trúng một viên đạn ở bên dưới một giẻ sườn.

Chồng chị Neziha vội vã chạy đến bệnh viện mà không kịp thông báo gì cho chị. Khi chị hay tin và tìm gặp chồng thì cậu con trai đã được phẫu thuật 5 tiếng đồng hồ rồi. Lúc thằng bé mở to đôi mắt nhìn cha mẹ cũng là lúc chị Neziha cảm thấy có thể điên lên vì sung sướng.

Ngày hôm sau, thằng bé sốt trên 40 độ C, tình trạng nhiễm khuẩn lan khắp cơ thể nó. Chị Neziha hốt hoảng đưa con đi cấp cứu. Một bác sĩ không tham gia nhóm phẫu thuật đêm trước đã đến.

Bằng con mắt của nhà chuyên môn, vị bác sĩ này biết rằng đã xảy ra tình trạng xuất huyết trong cơ thể bệnh nhi, cuộc phẫu thuật đã được tiến hành một cách cẩu thả, nếu không được điều trị bằng kháng sinh thì nguy cơ tử vong sẽ rất cao.

Chị Neziha quyết đi tìm công lý.

Điều khó tin hơn nữa là khi đọc hồ sơ, vị bác sĩ này không thấy nhóm phẫu thuật đề cập gì đến việc một viên đạn ghim vào người cậu bé, mà họ chỉ xác nhận đã mổ... ruột thừa cho cậu ta.

Neziha đâm ra nghi ngờ những gì người ta đã thực hiện trong ca mổ. Chị đề nghị bệnh viện chụp X-quang cho con để biết chắc đầu đạn đã được gắp ra chưa. Kết quả X-quang khiến chị bàng hoàng: Bác sĩ cho biết con trai chị chỉ còn một quả thận!

Những ngày sau đó, Neziha thủ chiếc máy ghi âm bên trong người, chị gặp và đặt ra hàng loạt câu hỏi với nhóm phẫu thuật. Họ kể chị nghe tất cả mọi việc, xác nhận thằng bé không bị viêm ruột thừa, viên đạn nằm trong lá gan và không thể lấy ra được.

Tệ đánh cắp nội tạng người sống ảnh 2
Chị Neziha quyết tâm đi tìm công lý cho những đứa trẻ nạn nhân như con mình

Các trang tài liệu trong hồ sơ bệnh lý của bệnh nhi lần lượt biến mất và đọc trong đó, không ai biết rằng có một viên đạn đang nằm trong cơ thể cậu bé. Vị bác sĩ cứu sống cậu bé trong đêm nó bị sốt đã phải về hưu không lâu sau đó.

Bốn tháng sau, một đứa bé 18 tháng tuổi khác lại trở thành nạn nhân của một vụ lấy cắp thận ngay trong bệnh viện này.

Điều này đã khiến cho Neziha không còn chần chừ được nữa. Chị quyết định gửi đơn kiện nhóm bác sĩ đã phẫu thuật cho con chị với hy vọng công lý sẽ làm sáng tỏ việc con trai chị bị lấy mất một quả thận.

Một ngày nọ, tại quầy trả tiền của một siêu thị, chị tình cờ chạm mặt một trong những bác sĩ đã tham gia nhóm phẫu thuật cho con chị. Y nhìn chị và kín đáo đe dọa bằng cách đưa một ngón tay ngang cổ họng mình. Người thu ngân nhìn thấy việc làm đó và hứa sẽ làm chứng trước tòa.

Ngày nay, các bộ phận cơ thể người được rao bán công khai trên mạng, bọn mua bán nội tạng rao mua từ những người lao động nghèo ở các nước thuộc thế giới thứ ba với giá vài ngàn USD một bộ phận, rồi mang bán lại cho những bệnh nhân giàu có ở châu Âu, Israel hay Mỹ với giá từ 50.000 - 150.000 USD.

Những khiếm khuyết của luật pháp Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực hiến tặng và cấy ghép nội tạng đã khiến sự khiếu kiện của chị Neziha không mang lại kết quả mong muốn.

Tuy nhiên, bằng một ý chí mạnh mẽ, Neziha đang đưa nội vụ ra trước Tòa án châu Âu về quyền con người. Dù cho phán quyết của tòa án lần này có ra sao đi nữa, con trai chị cũng đã bị mất quả thận rồi, nhưng Neziha tin rằng vụ kiện này sẽ giúp hàng triệu người bệnh trên thế giới đề cao cảnh giác khi phải trải qua một cuộc phẫu thuật

MỚI - NÓNG
Tỉnh Isfahan của Iran. (Ảnh: Getty)
Iran bác tin bị tấn công tên lửa
TPO - Tiếng nổ được nghe thấy ở Isfahan là do Iran kích hoạt các hệ thống phòng không, một quan chức Iran nói với Reuters, đồng thời khẳng định không có cuộc tấn công tên lửa nào nhằm vào nước này như báo chí vừa đưa tin.