Thả tự do cho cựu đệ nhất phu nhân Khmer Đỏ

Thả tự do cho cựu đệ nhất phu nhân Khmer Đỏ
TPO - Tòa án Campuchia, ngày 17-11, tuyên bố thả tự do cho cựu đệ nhất phu nhân của thủ lĩnh Khmer Đỏ- bà Ieng Thirith, vì lý do sức khỏe, Guardian (Anh) đưa tin.

> Một cựu trùm Khmer đỏ không đủ khả năng nhận thức' 

Bà Ieng Thirith
Bà Ieng Thirith .

Thẩm phán tòa án Campuchia cho biết, bà Ieng Thirith có một số triệu chứng của căn bệnh Alzheimer (bệnh mất trí nhớ) và phiên tòa xét xử bà này sẽ được bãi bỏ. Quyết định này lập tức gây nhiều tranh cãi.

Bà Ieng Thirith, 79 tuổi, là nữ lãnh đạo duy nhất của chế độ Khmer Đỏ bị buộc tội diệt chủng. Tòa án xét xử tội ác Campuchia (ECCC) do Liên Hợp Quốc bảo trợ đã gây sốc khi tuyên bố “thả tự do cho đệ nhất phu nhân Khmer Đỏ”.

Theo thẩm phán Nil Nonn, Ya Sokhan và You Ottara tại ECCC, vì sức khỏe của bà Ieng Thirith như vậy nên không thể tiếp tục phiên tòa.

“Bà Ieng Thirith không có khả năng nhận thức những tội các và các đơn thư tố tụng bà, do đó bà không thể lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình”- Thẩm phán tuyên bố.

ECCC cho biết, đã không có sự đồng thuận trong việc bắt giữ Ieng Thirith khi bà có các triệu chứng bệnh mất trí nhớ. Thậm chí, bà không nhớ tên chồng mình – ông Ieng Sary, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của chế độ Khơme Đỏ.

Bà Ieng Thirith giữ vị trí bộ trưởng xã hội, cựu giáo sư tốt nghiệp Anh văn và được mệnh danh là “đệ nhất phu nhân Campuchia”.

Ieng Thirith bị bắt cùng chồng hồi tháng 11-2007. Cả hai là họ hàng thân cận nhất của thủ lĩnh Khmer Đỏ Pol Pot, chết năm 1998.

Nguyễn Thủy
Theo Guardian

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.