THẾ GIỚI 24H: 14 nhân viên an ninh bị bắt cóc tại biên giới Iran

Hàng chục nhân viên an ninh Iran bị bắt cóc gần biên giới với Pakistan
Hàng chục nhân viên an ninh Iran bị bắt cóc gần biên giới với Pakistan
TPO - Theo IRNA, 14 nhân viên an ninh Iran, bao gồm cả các thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (INGR) đã bị bắt cóc ở khu vực biên giới với Pakistan vào ngày 16/10.

 IRNA cho hay, 14 người này đã bị bắt cóc vào khoảng 4 hoặc 5 giờ sáng tại khu vực biên giới Lulakdan”. Trong số những người bị bắt cóc có một số là thành thành viên của lực lượng bán quân sự Basij. Lulakdan nằm ở Sistan-Baluchestan - một tỉnh chủ yếu là người Sunni, vốn đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng bất ổn của cả các chiến binh ly khai và băng nhóm buôn lậu ma túy.


Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa lên tiếng cảnh báo chỉ còn khoảng 3 tháng để ngăn nạn đói tồi tệ nhất 100 năm qua, đe dọa cướp đi sinh mạng của 13 triệu người tại Yemen. Cuộc xung đột kéo dài 3 năm tại Yemen đã cướp đi mạng sống của khoảng 10.000 người, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo bị mô tả là tồi tệ nhất thế giới. Văn phòng LHQ tại Yemen cho hay kể từ tháng 6, hơn 170 người đã thiệt mạng và ít nhất 1.700 người bị thương ở tỉnh Hodeida trong khi hơn 425.000 người buộc phải rời bỏ nhà cửa.


Ngày 16/10, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt trừng phạt một mạng lưới gồm ít nhất 20 tập đoàn và tổ chức tài chính có số vốn nhiều tỷ USD vì đã hỗ trợ lực lượng bán quân sự Iran tuyển mộ và huấn luyện trẻ em đầu quân cho lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Theo Bộ Tài chính Mỹ, được biết, những trừng phạt này nhằm vào các ngân hàng Mellat, Mehr Eqtesad, Sina, Parsian, Công ty Đầu tư Mehr Eqtesad Iran và 5 hãng đầu tư khác. Ngoài ra, lệnh trừng phạt còn áp đặt với Công ty Chế tạo máy kéo Iran và Công ty Thép Esfahan's Mobarakeh.


Hôm qua (16/10), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói rằng Mỹ không cố gắng kiềm chế Trung Quốc (TQ), sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh bất cứ khi nào có thể nhưng có nhiều lần hai nước đã “mích lòng nhau”. Động thái này của ông Mattis được cho là “hạ giọng” với Bắc Kinh trong bối cảnh hai nước liên tục gia tăng căng thẳng trong thời gian gần đây.


Ngày 16/10, 2 miền Triều Tiên và Liên hiệp quốc (LHQ) lần đầu tiên có cuộc tham vấn 3 bên về giải giáp khu vực an ninh chung (JSA) trên biên giới. Cuộc họp kín diễn ra tại làng Panmunjom bên trong khu phi quân sự (DMZ). Hàn Quốc và Triều Tiên đồng ý biến JSA thành khu vực không có vũ khí. LHQ có thẩm quyền đối với JSA - được thành lập ngay sau Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 với thỏa thuận ngừng bắn. Triều Tiên đã kêu gọi Mỹ lập tức dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, cho rằng các biện pháp hạn chế này thể hiện chính sách thù địch của Washington với Bình Nhưỡng. (XEM CHI TIẾT...)


Ngày 16/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moskva sẽ "không mang lại niềm vui" cho những ai muốn loại nước này khỏi Hội đồng Nghị viện châu Âu (PACE) và sẽ tự rời bỏ tổ chức này. Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ: "Chúng tôi gia nhập PACE xuất phát từ chỗ tổ chức này bảo đảm không gian nhân văn hợp pháp, phổ quát, toàn châu Âu." Theo Ngoại trưởng Lavrov, chỉ vì làm thỏa mãn tham vọng của các chính trị gia tại một số nước châu Âu mà hủy hoại không gian chung châu Âu là điều không thể chấp nhận được.


Ngày 16/10, hãng tin Interfax của Ukraine đưa tin một máy bay của lực lượng không quân nước này đã rơi trong quá trình luyện tập. Khi xảy ra tai nạn có hai phi công trên máy bay,cả 2 đều thiệt mạng. Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Ukraine, chiếc Su-27 gặp tai nạn khi tham gia chương tình tập huấn Clear Sky-2018. (XEM CHI TIẾT...)


 Đại học Harvard danh tiếng của Mỹ đang vướng phải vụ bê bối pháp lý liên quan đến cáo buộc trường đại học này có thái độ phân biệt đối xử với các sinh viên gốc châu Á trong quy trình tuyển sinh của mình. Theo đó, bên nguyên trong vụ kiện này là nhóm “Sinh viên Vì tuyển sinh công bằng” do nhà hoạt động xã hội Edward Blum đứng đầu, một người từng được biết đến với vụ kiện tương tự đối với trường Đại học Austin, bang Texas (Mỹ).

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG