THỄ GIỚI 24H: Biểu tình ủng hộ người Mỹ da đen lan sang châu Âu

Người biểu tình xuống đường tại Berlin, Đức sau cái chết của George Floyd . Ảnh: AP
Người biểu tình xuống đường tại Berlin, Đức sau cái chết của George Floyd . Ảnh: AP
TPO - Hàng nghìn người đã xuống đường tại các thủ đô Berlin của Đức và London của Anh trong chiều 31/5 để chống phân biệt chủng tộc và ủng hộ các cuộc biểu tình đang lan rộng tại Mỹ. 

Tại thủ đô Berlin của Đức, cuộc xuống đường của những người biểu tình đã bước sang ngày thứ hai. Trong chiều 31/5, hàng trăm người đã tập trung biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ tại Berlin, hô vang các khẩu hiệu phản đối hành động bạo lực của cảnh sát Mỹ cũng như tên của George Floyd. Các đám đông sau đó đã kéo đến khu vực bức tường Berlin trước đây và vẽ bức chân dung của George Floyd. Nhiều ngôi sao bóng đá Đức sau đó đã thể hiện sự ủng hộ và tưởng nhớ đến George Floyd trong các trận bóng đá thuộc giải Vô địch quốc gia Đức, Bundesliga. Trong khi đó, tại thủ đô London của Anh, hàng nghìn người đã tập trung biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ và quảng trưởng Trafalgar, mang theo các biểu ngữ ủng hộ các cuộc biểu tình đang lan rộng trên khắp nước Mỹ hai ngày qua.


Ngày 31/5, theo kết quả cuộc thăm dò mới của Washington Post-ABC News, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ đã tạo ra một sự cách biệt lên tới hai chữ số so với Tổng thống Trump trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Dẫn kết quả cuộc khảo sát cho thấy 53% cử tri được hỏi ủng hộ ông Biden trong cuộc đối đầu trực tiếp với Tổng thống Trump so với tỷ lệ 43% ủng hộ ông chủ Nhà Trắng. Cách biệt 10 điểm % thể hiện sự cải thiện đáng kể cho ông Biden từ cuộc thăm dò được Washington Post-ABC News thực hiện hồi tháng 3. Tại cuộc thăm dò đó, hai đối thủ thể hiện sự bám đuổi quyết liệt nhau khi ông Biden nhận được tỷ lệ ủng hộ 49% và so với 47% dành cho Tổng thống Trump.


Ngày 31/5, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz đã lên tiếng xin lỗi về vụ cảnh sát Israel bắn chết một người đàn ông Palestine không có vũ khí và mắc chứng tự kỷ ở khu vực Đông Jerusalem hôm 30/5. Bộ trưởng Gantz nói: “Chúng tôi thực sự xin lỗi vì vụ việc trong đó ông Iyad Halak bị bắn chết và chúng tôi xin chia sẻ nỗi buồn đau với gia đình… Vụ việc này sẽ được nhanh chóng điều tra và các kết luận sẽ được đưa ra." Vụ việc trên xảy ra gần Cổng Sư tử ở Thành phố cổ của Đông Jerusalem. Tuyên bố của cảnh sát cho biết nạn nhân cầm “một đồ vật đáng nghi trông giống như một khẩu súng ngắn." Các sỹ quan cảnh sát đi tuần đã yêu cầu Halak dừng lại và nổ súng bắn vào nạn nhân trong lúc truy đuổi


Khoảng 30 người bị giết hại ở phía đông Burkina Faso trong vụ tấn công bằng súng vào khu chợ ga súc. Theo BBC, các nhân chứng và cư dân địa phương cho biết các tay súng đi môtô nã đạn vào khu chợ đông đúc ở thị trấn Kompienga vào trưa 30/5. Chưa rõ ai đứng sau vụ tấn công, nhưng Burkina Faso đang chứng kiến tình trạng bạo lực thánh chiến tăng mạnh. Tình trạng bạo lực đã khiến hàng trăm nghìn người trốn chạy.


Làng thể thao Italy rúng động trước thông tin hai kình ngư triển vọng Gioele Rossetti và Fabio Lombini thiệt mạng khi chiếc máy bay cỡ nhỏ của họ gặp nạn vào sáng 31/5. Vụ việc xảy ra vào khoảng 10h40 (giờ địa phương). Chiếc máy bay chở Rossetti, 23 tuổi, và Lombini, 22 tuổi, đã bốc cháy và lao thẳng xuống mặt đất chỉ 30 giây sau khi cất cánh. Một cuộc điều tra đang được tiến hành để làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.


Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 1/6 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu là 6.257.834 ca, trong đó có 373.668 người thiệt mạng. Số ca mắc bệnh và tử vong tiếp tục xu thế hạ dần trên phạm vi toàn cầu, song nguy cơ làn sóng dịch thứ hai đang ngày càng rõ khi nhiều nước từng bước nới lỏng các biện pháp phòng dịch và khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội.


Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về hầu hết các chỉ số, như số ca mắc mới và tử vong phát sinh trong ngày. Trong vòng 24 giờ qua, "xứ sở cờ hoa" có 19.703 người nhiễm virus SARS-CoV-2 và 619 người thiệt mạng vì dịch bệnh. Hiện nay, hầu hết các tiểu bang tại Mỹ đã mở cửa hoặc nối lại hoạt động kinh tế xã hội. Tuy nhiên, nguy cơ về một đợt bùng phát dịch mới đang xuất hiện, nhất là trong bối cảnh làn sóng biểu tình bạo lực bùng nổ tại nhiều bang để phản đối vụ việc cảnh sát da trắng bắt và ghì đầu khiến một công dân da màu thiệt mạng ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota.


Ấn Độ lần đầu tiên ghi nhận mức kỷ lục hơn 8.782 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới trong vòng 24 giờ, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 ở nước này lên 190.609 người, trong đó có 5.408 trường hợp tử vong. Ấn Độ đã áp đặt lệnh phong tỏa sâu rộng và chưa từng có tiền lệ trên quy mô toàn quốc để ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ ngày 25/3. Khi đó, tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này chỉ là 600 trường hợp với 12 người tử vong.


Trong 24 giờ qua, Philippines là quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận nhiều ca COVID-19 nhất. Ngày 31/5, Bộ Y tế Philippines (DOH) đã xác nhận 862 trường hợp mắc COVID-19, đưa tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở quốc gia Đông Nam Á này lên thành 18.086 người, trong đó có 957 trường hợp tử vong (tăng 7 ca so với 1 ngày trước đó).

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.