Thomas Cook phá sản, Anh kích hoạt chương trình hồi hương lớn nhất thời bình

Hãng lữ hành Thomas Cook phá sản, hàng trăm nghìn khách hàng lao đao. Ảnh: Telegraph
Hãng lữ hành Thomas Cook phá sản, hàng trăm nghìn khách hàng lao đao. Ảnh: Telegraph
TPO - Hãng lữ hành 178 tuổi của Anh Thomas Cook vừa phá sản, khiến hàng trăm nghìn du khách mắc kẹt ở nhiều nước trên thế giới, chưa thể trở về nhà, buộc chính phủ Anh phải kích hoạt chương trình hồi hương lớn nhất thời bình trong lịch sử nước này.

Sau khi Thomas Cook phá sản đêm Chủ nhật, ông Peter Fankhauser, giám đốc điều hành của hãng, xin lỗi khách hàng, nhân viên, các nhà cung ứng và đối tác, CNN đưa tin ngày 23/9. “Một ngày thực sự buồn đối với một công ty tiên phong về du lịch trọn gói và giúp hàng triệu người đi khắp thế giới”, ông nói.

Tác động thị trường châu Á

Sự sụp đổ của một công ty biểu tượng của Anh đã gây tác động tiêu cực ở châu Á. Giá cổ phiếu của công ty du lịch Trung Quốc Fosun Tourism giảm hơn 5% trong phiên giao dịch sáng nay ở Hong Kong.

Công ty mẹ của Fosun Tourism là Fosun International, là một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất Trung Quốc. Fosun International sở hữu nhà cung cấp kỳ nghỉ trọn gói Club Med nổi tiếng. Năm 2017, Club Med chính thức tuyên bố sẽ mở khu nghỉ dưỡng đầu tiên của hãng tại Việt Nam (Hồ Tràm, Bà Rịa Vũng Tàu) vào năm 2021.

Theo nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv, tỷ phú Trung Quốc Guo Guangchang, người sáng lập, chủ tịch của Fosun International, là cổ đông lớn nhất của Thomas Cook.

“Fosun thất vọng khi thấy Thomas Cook không thể tìm ra giải pháp khả thi (cho vấn đề tài chính của hãng). Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới tất cả những ai bị ảnh hưởng (bởi sự phá sản của Thomas Cook)”, Fosun International thông báo.

Chủ nhật, Cục Hàng không dân dụng Anh thông báo trên Twitter rằng, tất cả các lệnh đặt vé của Thomas Cook đã bị hủy.

Việc hủy này dẫn tới chương trình hồi hương lớn nhất trong thời bình trong lịch sử nước Anh, lớn hơn cả chương trình mà chính phủ Anh thực hiện sau khi hãng hàng không Monarch Airlines phá sản năm 2017.

Cục Hàng không dân dụng Anh thông báo, có “hơn 150.000 khách hàng của Thomas Cook đang ở nước ngoài, gần gấp đôi con số được hồi hương sau vụ sụp đổ của Monarch”. Chính phủ Anh đã yêu cầu Cục Hàng không dân dụng thực hiện chương trình hồi hương để đưa khách hàng của Thomas Cook ở nước ngoài về Anh trong giai đoạn 23/9-6/10.

“Do số lượng khách hàng Anh hiện ở nước ngoài mà bị ảnh hưởng bởi vụ Thomas Cook phá sản là lớn chưa từng có, Cục Hàng không dân dụng đã bố trí một phi đội khắp thế giới để đưa hành khách trở lại Anh”, Cục Hàng không dân dụng thông báo. Cơ quan này đã lập ra website để khách hàng của Thomas Cook tra cứu thông tin về các chuyến bay hồi hương.

“Khách hàng hiện ở nước ngoài không nên tới sân bay cho đến khi chuyến bay trở về Anh được khẳng định trên website riêng”, Cục Hàng không dân dụng Anh thông báo.

Theo Thomas Cook, phụ thuộc vị trí của khách hàng, chuyến bay về Anh có thể do Cục Hàng không dân dụng Anh hoặc do các hãng hàng không khác vận hành.

Đối với những khách hàng du lịch nước ngoài theo dịch vụ trọn gói thuộc chương trình ATOL, Cục Hàng không dân dụng Anh sẽ trả hóa đơn khách sạn. ATOL là chương trình bảo vệ tài chính được thiết kế để bảo vệ hầu hết các kỳ nghỉ trọn gói đi lại bằng đường hàng không do các hãng lữ hành ở Anh bán.

Tiêu tốn 750 triệu USD

Cuối tuần qua, Thomas Cook vật lộn để tránh phá sản bằng cách thương lượng với Ngân hàng Hoàng gia Scotland và nhiều ngân hàng khác nhưng bất thành.

Bộ trưởng GTVT Anh Grant Shapps nói rằng, chính phủ và Cục Hàng không dân dụng Anh đang làm việc suốt ngày đêm để giúp những người bị ảnh hưởng bởi vụ phá sản.

“Kế hoạch khẩn cấp của chúng tôi đã giúp có được máy bay khắp thế giới, một số ở xa tít tận Malaysia. Và chúng tôi đã đưa hàng trăm người vào các trung tâm chăm sóc khách hàng và tới các sân bay. Nhưng nhiệm vụ quá nặng nề. Đây là đợt hồi hương lớn nhất trong thời bình trong lịch sử nước Anh. Vì vậy, sẽ có vấn đề, sẽ có chậm trễ, hoãn chuyến bay”, ông Shapps cho biết.

Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab nói với BBC, ngụ ý rằng, chính phủ sẽ không bảo lãnh Thomas Cook, không cứu doanh nghiệp trừ khi có “lợi ích quốc gia chiến lược đáng kể”.

Ngoại trưởng Raab nói rằng, chính phủ Anh có kế hoạch đưa 160.000 du khách Anh về nước. Thứ Sáu tuần trước, Thomas Cook khẳng định hãng hiện có 600.000 khách hàng đang đi nghỉ, bao gồm 160.000 công dân Anh.

Chương trình hồi hương mang tên “Operation Matterhorn” sẽ tiêu tốn của chính phủ Anh khoảng 750 triệu USD, Cục Hàng không dân dụng Anh nói với CNN.

Năm vừa qua, Thomas Cook gặp nhiều sóng gió tài chính. Kể từ tháng 5/2018, cổ phiếu của hãng lao dốc hơn 96% trong bối cảnh kế hoạch Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) không chắc chắn và cạnh tranh trong ngành du lịch, lữ hành gia tăng.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.