Thông điệp Mỹ trong chuyến công du của ông Pompeo đến Trung Âu

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bắt đầu công du Trung Âu từ 11/2. Ảnh: New York Post
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bắt đầu công du Trung Âu từ 11/2. Ảnh: New York Post
TPO - Ngày 11/2, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ bắt đầu chuyến công du Trung Âu gồm Hungary, Slovakia và Ba Lan nhằm tăng cường sự ảnh hưởng của mình trước Trung Quốc và Nga tại khu vực này.

Trong chuyến công du này, ông Pompeo sẽ đánh dấu sự trở lại của Mỹ tại khu vực vốn bị bỏ rơi nhiều năm qua. Ông Pompeo bắt đầu thăm thủ đô Budapest của Hungary ngày 11/2 và trở thành quan chức cấp cao của Mỹ đầu tiên tới đây kể từ sau chuyến thăm năm 2011 của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Ngày 12/2, ông Pompeo sẽ tới Bratislava của Slovakia. Đây là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của Mỹ tới Slovakia trong vòng 20 năm qua.

 Một cựu quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ cho biết, những nỗ lực ngoại giao này là việc làm cần thiết nhằm cạnh tranh sự ảnh hưởng tích cực và  cho các đồng minh của mình trong khu vực thấy sự hỗ trợ và lợi ích của Mỹ để có những lựa chọn thay thế cho Trung Quốc và Nga.

 Hiện nay Washington đang lo ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực này, nhất là việc mở rộng của tập đoàn công nghệ Huawei tại Hungary và Ba Lan mà Mỹ và các đồng minh phương Tây tin rằng thiết bị của Huawei có thể được sử dụng cho hoạt động gián điệp có những lựa chọn thay thế cho Trung Quốc và Nga, mặc dù Huawei luôn phủ nhận tham gia vào công việc tình báo cho bất kỳ chính phủ nào.

 Do đó, Mỹ coi việc mở rộng sang Trung Âu là một cách để có chỗ đứng trên thị trường EU. Hungary hiện sử dụng phần lớn khí đốt từ Nga và nguồn điện chính trong nước là từ nhà máy điện hạt nhân Paks mà tập đoàn Rosatom của Nga tham gia đầu tư với số vốn lên tới 12,5 tỷ euro (tương đương 14 tỷ USD). Hungary cũng là một trong những quốc gia EU hưởng lợi nhiều nhất từ đầu tư của Trung Quốc. 

 Ông Pompeo cũng sẽ bày tỏ quan ngại về mối quan hệ năng lượng với Moscow và kêu gọi Hungary không hỗ trợ đường ống TurkStream, một phần trong kế hoạch của Kremlin và là tuyến đường vận chuyển chính của khí đốt Nga tới châu Âu, không qua Ukraine.

 Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết trong tháng này Mỹ có thể giúp Hungary đa dạng hóa nguồn năng lượng của mình và không bị phụ thuộc vào Nga bằng cách khuyến khích tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil tiến hành các kế hoạch vốn bị đình trệ khá lâu trong việc phát triển mỏ khí ở Biển Đen.

 Quan chức chính quyền Hungary cho biết đã có tiến bộ trong việc nối lại các hiệp định quốc phòng song phương với Hungary và Slovakia, trong đó có việc mua máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ.

 Ông Daniel Fried, cựu đại sứ Mỹ tại Ba Lan cho biết, sự tham gia của Mỹ tại khu vực này đã giảm sau khi EU và NATO mở rộng sang Trung Âu và Washington chuyển sự chú ý của mình sang châu Á và cuộc xung đột tại Trung Đông.

 Trong chuyến công du này, ông Pompeo cũng sẽ có một cuộc thảo luận về vấn đề Trung Đông, nơi mà Washington hy vọng sẽ tạo được một liên minh để chống lại Iran.

 Phần lớn chuyến thăm của ông Pompeo tới Ba Lan  sẽ tập trung vào cuộc hội thảo của Mỹ với chủ đề “Tương lai Hòa bình và An ninh ở Trung Đông”. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng sẽ tham dự sự kiện kéo dài hai ngày này, bắt đầu từ ngày 13/2. Cố vấn Nhà Trắng Jared Kushner, con rể của ông Trump, sẽ thảo luận về kế hoạch hòa bình giữa người Israel và người Palestine.

 Washington hy vọng sẽ giành được sự ủng hộ để tăng áp lực lên Iran để buộc nước này chấm dứt các chương trình hạt nhân và tên lửa. Năm ngoái Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 với Iran và một số nước thành viên Liên minh châu Âu nhưng EU quyết tâm gắn bó với thỏa thuận này. Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif đã từng gọi hành động này của Mỹ là "một gánh xiếc tuyệt vọng" chống Iran.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.