Thúc đẩy xây dựng tiếng nói chung của ASEAN

Thúc đẩy xây dựng tiếng nói chung của ASEAN
Trong phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 (khai mạc ngày 18-11 tại Campuchia), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập bốn nội dung quan trọng.

> Cần thực hiện nghiêm túc Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông
> Hòa bình ở Biển Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng

* Đề nghị Trung Quốc đàm phán hiệp ước ngăn xung đột ở biển Đông

Các trưởng đoàn dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 và các hội nghị cấp cao liên quan. Ảnh: TTXVN
Các trưởng đoàn dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 và các hội nghị cấp cao liên quan. Ảnh: TTXVN.

Thứ nhất, trong giai đoạn quyết định của tiến trình xây dựng Cộng đồng hiện nay, ASEAN cần duy trì đoàn kết, giữ vững vai trò trung tâm trong định hướng xử lý các vấn đề liên quan lợi ích và trọng tâm hợp tác của Hiệp hội.

ASEAN cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hiệp định khu vực thương mại tự do đã có với các đối tác, cũng như chuẩn bị tốt cho đàm phán đối tác kinh tế toàn diện khu vực thời gian tới…

ASEAN cũng cần phát huy vai trò chủ đạo trong tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin, chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, phát huy hiệu quả những công cụ hợp tác chính trị - an ninh hiện có như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về biển Đông…

Đồng thời, sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC), cũng như đẩy mạnh hợp tác về các vấn đề an ninh phi truyền thống, ứng phó những thách thức đang nổi lên.

Thứ hai, để thúc đẩy việc thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị: Tăng cường huy động nguồn lực từ cả bên trong và bên ngoài ASEAN; Nâng cao hiệu quả, phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan chuyên ngành liên quan.

Thứ ba, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc tổ chức Đối thoại toàn cầu ASEAN dịp Hội nghị Cấp cao lần này; cho đây là cơ hội tốt để cùng các đối tác của ASEAN và lãnh đạo các tổ chức đa phương quan trọng cũng như giới chuyên gia bàn việc thúc đẩy hợp tác giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Thứ tư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn lãnh đạo các nước ASEAN chính thức phê duyệt và bổ nhiệm đề cử nhân sự của Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh, vào cương vị Tổng Thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017.

Sơm đàm phán hiệp ước ngăn xung đột ở biển Đông

Ngày 18-11, Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho biết, các nhà lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN đã quyết định đề nghị Trung Quốc khởi động các cuộc đàm phán chính thức “trong thời gian sớm nhất có thể” về việc xây dựng một hiệp ước không xâm lược và mang tính ràng buộc về mặt pháp lý để ngăn chặn những xung đột lớn có thể xảy ra tại những khu vực tranh chấp trên biển Đông.

Quyết định này sẽ được Thủ tướng Campuchia Hun Sen chuyển tới người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Hôm qua, ông Ôn Gia Bảo tới Campuchia để tham dự các hội nghị ASEAN mở rộng trong hai ngày tới.

* Bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN 21, sáng 18-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, trao đổi giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, đồng thời nhất trí cho rằng, hòa bình, ổn định ở biển Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển chung của toàn khu vực.

Các nước ASEAN cần có sự đoàn kết thống nhất và có lập trường chung, trên cơ sở Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về vấn đề biển Đông, thực hiện DOC, tiến tới sớm xây dựng COC giữa ASEAN và Trung Quốc.

Theo chinhphu.vn, TTXVN

Thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN

Ngày 18-11, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 21, các nước thành viên ASEAN thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN - văn kiện chính trị đầu tiên của khối nhằm tăng cường hợp tác nhân quyền trong khu vực, thúc đẩy hội nhập quốc tế, đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân.

Tuyên bố Nhân quyền ASEAN không mang tính ràng buộc pháp lý, nhưng thể hiện sự đồng thuận của 10 thành viên ASEAN trong việc ngăn chặn việc vi phạm quyền lợi chính đáng của người dân. Tuyên bố Nhân quyền cũng nhằm ngăn chặn các hoạt động núp dưới chiêu bài nhân quyền để chống phá các chính phủ, tổ chức trong khu vực.

Thái An
Theo Xinhua, AP

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.