Thực hư 'nhà máy sản xuất bằng giả toàn cầu'

Ngày 19/5, các nhà điều tra và lực lượng vũ trang Pakistan khám xét bất ngờ trụ sở của công ty Axact. Ảnh: AP
Ngày 19/5, các nhà điều tra và lực lượng vũ trang Pakistan khám xét bất ngờ trụ sở của công ty Axact. Ảnh: AP
Sau phóng sự của New York Times, Pakistan bất ngờ khám xét trụ sở Axact, "nhà máy chế tạo bằng giả" kiếm lợi hàng chục triệu USD thông qua mạng lưới các trường học trực tuyến giả.

Ngày 18/5, tờ New York Times đăng phóng sự điều tra công ty phần mềm Axact ở thành phố Karachi, Pakistan.

Tác giả bài báo công bố mối liên hệ giữa công ty và 370 trang web, phần lớn trong số đó cung cấp thông tin về các trường đại học và trung học trực tuyến tại Mỹ. Tờ báo cáo buộc Axact là công ty sản xuất bằng giả toàn cầu.

Sau khi bài báo được đăng, ông Chaudhry Nisar Ali Khan, Bộ trưởng Nội vụ Pakistan, ra lệnh điều tra Axact.

Chỉ trong vòng vài giờ, các nhà điều tra, dưới sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, đã đóng cửa văn phòng của công ty tại thành phố Karachi và thủ đô Islamabad. Họ thu giữ máy tính, tài liệu, thẩm vấn hơn 30 người nhưng không bắt ai. Các nhà thực thi pháp luật cho biết, không ai trong ban lãnh đạo cao cấp của Axact có mặt tại trụ sở công ty.

Sau đó, Axact cáo buộc tờ New York Times đăng bài "vô căn cứ và không đạt tiêu chuẩn", cấu kết với những công ty truyền thông đối thủ nhằm phá hoại đài truyền hình Bol sắp hoạt động của họ. Axact cũng cố ngăn các cuộc tranh cãi của dư luận xung quanh vấn đề bằng giả bằng cách gửi thư đe dọa một số trang tin và blog.

Các đài truyền hình trong nước tích cực đưa tin, phát giác bằng giả, liên hệ với khách hàng từng bị lừa, muốn nhân vụ bê bối để hạ Bol trước khi nó hoạt động vào mùa hè này.

Một số đài truyền hình đã công bố tài liệu thuế cho thấy, năm 2014, Shoaib Ahmed Shaikh, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Axact, chỉ phải đóng 26 rupee (hơn 400 nghìn đồng) thuế nhu nhập. Geo, đài truyền hình uy tín ở Pakistan, phát sóng thông tin chi tiết cuộc điều tra chính thức về vấn đề đóng thuế của Axact và khẳng định, công ty chỉ đóng mức thuế "bèo".

Axact cũng chịu sự tấn công sắc bén từ hai phe đối lập trong hệ thống chính trị Pakistan. Tại Thượng viện, Aitzaz Ahsan, một lãnh đạo cao cấp trong phe đối lập Đảng Nhân dân, cho rằng, vụ việc ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của Pakistan và kêu gọi một cuộc điều tra chính thức.

"Lý do Pakistan tồn tại những kẻ làm bằng giả là gì? Vấn đề nằm ở Hạ viện", ông nói.

Bộ Nội vụ tuyên bố, các nhà điều tra sẽ xác định liệu Axact có "liên quan những hoạt động bất hợp pháp, làm tổn hại hình ảnh Pakistan trong mắt quốc tế" hay không.

Tuy nhiên, vài người, chủ yếu là các nhà bình luận bảo thủ, lên tiếng ủng hộ Axact. Họ cho rằng, các quan chức chịu ảnh hưởng từ báo chí Mỹ quá nhiều.

"Chính phủ đã gây ra vụ bê bối khi chống lại công ty trong nước chỉ vì một phóng sự nước ngoài", nhà bình luận Ahmed Quraishi đăng trên Twitter.

Người dùng blog, bất chấp sự đe dọa từ Axact, đã điều tra các trường đại học và trung học trực tuyến và công bố thêm những trang web do công ty điều hành.

Các nhà điều tra dựa vào cáo buộc của cựu nhân viên công ty, phát hiện chứng nhận của Bộ Ngoại giao và thư của một số trường đại học giả do Axact giới thiệu trên các trang web.

Vài người tự nhận là cựu nhân viên của Axact liên hệ với tòa soạn New York Times, cung cấp thông tin về quá trình làm việc của họ tại công ty. Đến sáng 19/5, phóng viên không thể liên lạc với các văn phòng thuộc Axact vì đường dây tạm ngừng hoạt động.

Hãng tin địa phương cho biết, cơ quan điều tra đã bổ sung tên ông Shaikh vào danh sách kiểm soát xuất cảnh. Vì thế, ông ta tạm thời không thể rời khỏi Pakistan. Ngày 20/5, các nhà điều tra sẽ triệu tập Shaikh đến Cơ quan Điều tra Liên bang tại thành phố Karachi để làm việc, theo BBC.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh
Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh
TPO - Đại diện pháp luật một số doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án bất động sản ở Hòa Bình, Quảng Ninh... bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế. Trong đó, bà L.H.L. bị tạm hoãn xuất cảnh do Công ty Cổ phần Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình - chủ đầu tư dự án La Saveur De Hoà Bình nợ thuế hơn 1.000 tỷ đồng.