Thượng đỉnh liên Triều: Lịch sử Bán đảo Triều Tiên sang trang mới

Thượng đỉnh liên Triều: Lịch sử Bán đảo Triều Tiên sang trang mới
TPO - Đúng 9h30’ sáng 27/4 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh liên Triều khai mạc tại Nhà Hòa Bình ở phía Nam biên giới hai nước Hàn Quốc - Triều Tiên.

Ông Kim Jong-un và ông Moon Jae-in sẽ duyệt đội danh dự quân đội Hàn Quốc.

Trước khi bắt đầu Hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un bước qua biên giới tại làng Bàn Môn Điếm, và trở thành lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên đặt chân đến Hàn Quốc kể từ sau chiến tranh liên Triều (1950 – 1953).

"Việt Nam hoan nghênh việc Hàn Quốc và Triều Tiên tổ chức hội đàm thượng đỉnh ngày 27/4 nhằm thúc đẩy đối thoại, duy trì hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết tại cuộc họp báo. 

Sau khi kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon Jae-in và Nhà lãnh đạo Kim Jong-un, hai bên Hàn-Triều sẽ ký kết những văn kiện hiệp định liên quan, đánh dấu thời khắc lịch sử khi Triều Tiên – Hàn Quốc được dự đoán sẽ tuyên bố kết thúc tình trạng chiến tranh, tiến tới phi hạt nhân hóa bán đảo.

Vào lúc 16h30 cùng ngày, Tổng thống Moon Jae-in và Nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ cùng dự tiệc với các thành viên tháp tùng tại Nhà Hòa Bình.

Đây là hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3 trong lịch sử và là hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Hàn Quốc. Hai hội nghị trước đó, vào năm 2000 và 2007, đều được tổ chức tại thủ đô Bình Nhưỡng (Triều Tiên).

Đoàn đại biểu Triều Tiên

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un mang theo đoàn tùy tùng gồm 9 trợ lý cấp cao thuộc Đảng Lao động, quân đội và chính phủ, bao gồm ông Kim Yong-nam - Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên và bà Kim Yo-jong – em gái ông Kim Jong-un, Phó Trưởng ban Ban tuyên truyền của Đảng Lao động Triều Tiên.

Ngoài ra, đoàn đại biểu còn có Kim Yong-chol – Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên phụ trách các vấn đề liên Triều, Choe Hwi – Phó Chủ tịch Đảng phụ trách vấn đề thể thao, và Ri Su-yong – Phó Chủ tịch Đảng phụ trách các vấn đề quốc tế.

Danh sách này cũng bao gồm Ri Myong-su – Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên, Pak Yong-sik – Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên, Ri Yong-ho – Ngoại trưởng Triều Tiên, và Ri Son-gwon – Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Thống nhất Triều Tiên.

Lễ trồng cây

Sau hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Kim và Tổng thống Moon cùng trồng một cây thông trên đường ranh giới quân sự (MDL) ngăn cách hai miền bán đảo Triều Tiên. Đây là một hoạt động mang tính biểu tượng, nhằm thể hiện mong muốn hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên.

Theo Yonhap, cây thông nói trên được ươm mầm vào năm 1953 – tượng trưng cho năm Triều Tiên và Hàn Quốc kí hiệp định đình chiến.

Vị trí trồng cây sẽ nằm gần con đường mà người sáng lập tập đoàn Hyundai – Chung Ju-yung từng sử dụng hồi cuối những năm 1990 để đưa đàn bò của mình đến tặng Bình Nhưỡng như một phần của nỗ lực hòa giải.

Đất trồng cây sẽ được lấy từ núi Halla ở Hàn Quốc và núi Baekdu ở Triều Tiên.

Chủ tịch Kim sẽ tưới nước lấy từ sông Hàn của Hàn Quốc. Còn Tổng thống Moon sẽ tưới nước lấy từ sông Daedong của Triều Tiên.

Được biết, hoạt động trồng cây là sáng kiến của Hàn Quốc.

Tên của hai nhà lãnh đạo sau đó sẽ được khắc lên một hòn đá đặt trước cây thông, cùng dòng chữ “Cây Hòa bình và Thịnh vượng”.

Mỹ - Hàn tạm dừng tập trận chung vì hội nghị liên Triều

Seoul và Washington khởi động cuộc tập trận “Giải pháp then chốt” tại Hàn Quốc hôm 22/4, và tuyên bố kết thúc phần tập luyện đầu tiên vào hôm 26/4 sau khi “đạt được mục tiêu của bài tập”. Phần tiếp theo của cuộc tập trận sẽ được tiến hành sau khi hội nghị thượng đỉnh liên Triều kết thúc.

Trong quá trình diễn ra hội nghị, quân đội Hàn Quốc tập trung đảm bảo an ninh cho cuộc đàm phán giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm.

Thượng đỉnh liên Triều: Lịch sử Bán đảo Triều Tiên sang trang mới ảnh 4 Photo: ..
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.