Thương vụ tên lửa Nga S-400: Mỹ chỉ dọa Thổ Nhĩ Kỳ?

Thương vụ tên lửa Nga S-400: Mỹ chỉ dọa Thổ Nhĩ Kỳ?
TPO - Có thể phải một năm nữa Mỹ mới thực sự ra tay, còn hiện giờ chỉ gia tăng đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh nước này sắp nhận hệ thống tên lửa phòng không S-400 hiện đại của Nga, Jerusalem Post nhận định ngày 11/7.

Giới chức Mỹ liên tục tuyên bố rằng, hệ thống phòng không S-400 là nguy cơ đối với mạng lưới quân sự Mỹ và đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, loại nước này khỏi chương trình máy bay chiến đấu tàng hình F-35. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đáp lại rằng, thương vụ S-400 đã hoàn tất.

Những tháng gần đây, các quan chức Mỹ liên tục khẳng định rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thoát khỏi lệnh trừng phạt nếu nước này tiếp nhận S-400 – hệ thống tên lửa bắt đầu được vận chuyển từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ từ tuần này.

Động khẩu chưa động thủ

“Đến nay, Mỹ chỉ đe dọa bằng lời nói, không có hành động. Kịch bản tiếp theo có thể sẽ phức tạp hơn”, nhà phân tích Seth Frantzman viết cho Jerusalem Post.

Các bộ phận của S-400 có thể bắt đầu tới Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này, nhưng giới chức Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ có thể lời qua tiếng lại hàng tháng trời về việc lắp đặp hệ thống tên lửa, lên cấu hình cho chúng hoạt động đầy đủ hay không. “Nga có thói quen gửi hệ thống phòng không tới các nước và chờ đợi chúng được đưa vào hoạt động”, ông Frantzman viết.

Hồi tháng 10/2018, Syria nhận hệ thống tên lửa S-300 từ Nga, nhưng hệ thống này vẫn chưa được vận hành đầy đủ. Ngoài ra, nếu Mỹ cuối cùng áp đặt lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Donald Trump cũng có thể tạm hoãn áp dụng các biện pháp trừng phạt trong vài tháng.

“Chắc phải thêm một năm nữa khoe khoang và đe dọa nhau giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ về thương vụ S-400 thì hành động mới thật sự diễn ra”, Frantzman nhận định.

Thương vụ tên lửa Nga S-400: Mỹ chỉ dọa Thổ Nhĩ Kỳ? ảnh 1

Hệ thống tên lửa S-400 “Triumf” do Almaz-Antey sản xuất. Ảnh: NOSINT

Lý do Mỹ nổi trận lôi đình

Hệ thống tên lửa S-400 mà Thổ Nhĩ Kỳ mua của Nga với giá 2,5 tỷ USD có thể bắn hạ nhiều loại mục tiêu, bao gồm máy bay không người lái, máy bay chiến đấu và tên lửa hành trình, Financial Times đưa tin ngày 11/7. S-400 (NATO gọi là SA-21 Growler) là một trong những hệ thống phòng không tân tiến nhất thế giới.

Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, chưa tuyên bố vị trí triển khai hai hệ thống S-400 mà nước này sắp nhận được từ Nga. Mối lo ngại chính của Mỹ là việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 đe dọa an ninh của máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mới của NATO.

Giới chức quốc phòng Mỹ nói rằng, quân đội Nga có thể sử dụng một hệ thống S-400 trên đất Thổ Nhĩ Kỳ để thu thập dữ liệu nhạy cảm về F-35 thế hệ 5 - máy bay chiến đấu sẽ trở thành xương sống của các hoạt động trên không trong tương lai của các thành viên NATO.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ nói họ sẽ bảo vệ an ninh của F-35 bằng cách bảo đảm rằng hệ thống S-400 mới sẽ không được kết nối với kiến trúc phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ có tích hợp với NATO. Mỹ vẫn chưa hài lòng với đề xuất này của Thổ Nhĩ Kỳ.

Lầu Năm Góc có thể sẽ hoãn việc bán 100 chiếc F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời tạm dừng vai trò của các công ty Thổ Nhĩ Kỳ trong việc sản xuất linh kiện cho loại máy bay quan trọng này.

Thương vụ tên lửa Nga S-400: Mỹ chỉ dọa Thổ Nhĩ Kỳ? ảnh 2 Hai chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-35 tại căn cứ không quân Nevatim ở miền nam Israel. Ảnh: Times of Israel.

Giới chuyên gia cho rằng, việc trừng phạt này không chỉ gây tổn hại cho kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ mà còn ảnh hưởng năng lực tương lai của các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ và vị thế lâu dài của nước này trong liên minh quân sự NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể đối mặt các biện pháp trừng phạt riêng rẽ khác theo Đạo luật chống kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA). Theo CAATSA, Mỹ có thể trừng phạt những nước nhập khẩu vũ khí Nga.

Nếu tranh cãi giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục leo thang, quan hệ giữa hai nước có thể bị tổn hại lâu dài, khiến Ankara gần gũi Mátxcơva hơn và làm suy yếu vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO, các nhà phân tích nhận định.

Thương vụ tên lửa Nga S-400: Mỹ chỉ dọa Thổ Nhĩ Kỳ? ảnh 3 Cách thức vận hành của S-400. Đồ họa: FT.
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.