Tổ chức Nhà nước Hồi giáo toàn cầu hóa như thế nào?

Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo trở thành tổ chức nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.
Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo trở thành tổ chức nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.
Sau hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo vừa có quy mô toàn cầu vừa có quy mô khu vực.

Được thành lập tại Iraq, nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo trở thành tổ chức nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.

Trong bài “Tổ chức Nhà nước Hồi giáo toàn cầu hóa như thế nào ?”nhật báo Le Monde nhận định : “Daesh (Nhà nước Hồi giáo IS) không phải là một Al Qaeda mới, mà là một loài virus đột biến. Mỗi lần người ta tưởng đã loại bỏ được, thì nó lại hồi sinh và tăng khả năng thích nghi với môi trường hơn”.

Thực vậy, nếu như đầu năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn còn xem nhẹ Daesh là “một nhóm thay thế” Al Qaida, thì với loạt tấn công khủng bố tại Paris ngày 13/11/2015, tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã bỏ xa Al Qaeda để trở thành một tổ chức toàn cầu.

Trong suốt hai trang báo, Le Monde phân tích chi tiết quá trình hình thành và phát triển của lưc lượng vũ trang tiền thân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo hiện nay. Tổ chức khủng bố này được thành lập vào những năm 2006-2007, chỉ vài tháng sau khi Abu Mussab Al-Zarkawi bị giết chết. Trùm khủng bố người Jordan gốc Palestine  này được coi là cha đẻ của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (mà tiền thân là Al Qaeda ở Iraq).

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo toàn cầu hóa như thế nào? ảnh 1 Trùm khủng bố người Jordan gốc Palestine, Abu Mussab Al-Zarkawi,  này được coi là cha đẻ của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo. 

Từ những bước đầu chật vật và mờ nhạt trong những năm 1993, khi quân đội Nga rút khỏi Afghanistan, Zarkawi quay về Jordan và bị bắt vào năm 1994, trước khi định ra tay thực hiện các âm mưu khủng bố. Chính trong thời gian sống trong tù mà hắn đã trở nên cực đoan hơn. Năm 1999, ngay sau khi được nhà vua trẻ Abdullah của Jordan mới lên ngôi ân xá, Zarkawi quay lại Afghanistan và gặp Bin Laden.

Hai kẻ này tỏ ra tâm đầu ý hợp: Bin Laden luôn chỉ nghĩ đến việc tấn công nước Mỹ và thực hiện các dự án khủng bố trên thế giới, còn Zarkawi thì chỉ muốn tiến hành chiến tranh ngay lập tức tại Trung Đông

Sau loạt khủng bố tại Mỹ ngày 11/09/2001, cũng như phần lớn đầu não của Al Qaeda, Zarkawi cũng “biến mất” và chuyển sang hoạt động tại Iran. Phải nói rằng Zarkawi biết tận dụng triệt để những tính toán vụ lợi và những bất đồng giữa các quốc gia muốn dùng tổ chức khủng bố để chống lại kẻ thù thứ ba. Vì vậy, Zarkawi thoải mái di chuyển từ Iran sang Lebanon hay Syria.

Sau khi ra lệnh sát hại nhà ngoại giao Mỹ Lawrence Foley vào năm 2002 tại Amman (Jordan), Zarkawi cùng lực lượng tiền thân Daesh rút lui vào các khu vực hẻo lánh, vô luật pháp, trong đó có cả vùng đất Iraq của người Kurdistan. Cuộc tấn công Iraq nhân danh “cuộc chiến chống khủng bố” của quân đội Mỹ là cơ hội tạo tiếng vang cho lực lượng thánh chiến còn mới phôi thai của Abu Mussab al Zarkawi.

Trong năm 2003, Abu Mussab al Zarkawi - cha đẻ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo - để lại dấu ấn với ba vụ tấn công khủng bố: lần lượt nhằm vào sứ quán của Jordan, trụ sở đại diện của Liên Hợp Quốc tại Bagdad buộc tổ chức này rời khỏi Iraq và vụ ám sát Mohamed Bakr al Hakim, lãnh tụ chính trị và tôn giáo dòng Shiite vừa mới từ Iran trở về. Sau này, chính Tổng thống Syria Bashar al Assad cũng cảm thấy có nguy cơ bị quân đội Mỹ tấn công, đã để cho các chiến binh nước ngoài chạy sang Iraq và mật vụ Syria đã “bắt tay” với lực lượng Daesh cho tới năm 2009.

Sự lớn mạnh của lực lượng thánh chiến tại Iraq do Zarkawi đứng đầu khiến Bin Laden phải thán phục và chấp nhận coi đó là một chi nhánh của Al Qaeda tại Iraq vào tháng 12/2004. Trái ngược với tổ chức Al Qaeda tại Afghanistan và Pakistan, tổ chức do Zarkawi đứng đầu giầu kinh nghiệm quản lý hơn nhờ những cựu sĩ quan của lực lượng tình báo Iraq, đồng thời nhận được sự hậu thuẫn tài chính từ nhiều nhà tài phiệt vùng Vịnh và sự ủng hộ của người dân một số khu vực.

Sau khi Abu Mussab al Zarkawi bị chết trong một trận oanh kích của Mỹ, một nhân vật khác là Abu Ayub al Marsi (người Ai Cập) được chỉ định thay thế. Tuy nhiên, thủ lĩnh mới này vẫn nằm dưới sự chỉ đạo của tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq do một người Iraq là Abu Omar al Baghdadi. Abu Ayub al Marsi cũng bị hạ sát vào năm 2010.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo toàn cầu hóa như thế nào? ảnh 2 Abu Omar al Baghdadi: Thủ lĩnh tối cao của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.

Cuối năm 2011, người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Iraq. Trong khi đó, Syria lại rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị và xung đột giữa các phe phái. Ngay tháng 1/2012, Mặt trận al Nusra được thành lập để bảo vệ đa số người Sunni bị thiểu số theo hệ phái Alawite của Tổng thống Assad đàn áp.

Vào mùa xuân năm 2013, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Trung Đông (viết tắt là Daesh hay ISIL) chính thức được thành lập, mặc dù  thủ lĩnh của Mặt trận al Nusra từ chối gia nhập và tiếp tục trung thành với Al Qaeda. Từ thời điểm này, tổ chức tách dần khỏi cái bóng của Al Qaeda và “cắm rễ” trong khu vực và không ngừng bành trướng.

Daesh hiểu rằng muốn tổ chức các cuộc tấn công khủng bố có quy mô lớn như Bin Laden từng mong muốn, thì chỉ có cách tuyển tân binh nước phương Tây gốc Ả-rập để huấn luyện họ tiến hành tấn công những địa điểm tại Châu Âu không mấy khó khăn và không tốn kém như trường học, nhà thờ…

Chính vì vậy, Daesh đã thành công trong việc chiêu mộ chiến binh thánh chiến là người Châu Âu gốc Ả-rập. Trong vụ tấn công thảm sát tại Paris, những kẻ khủng bố là những thanh niên người Bỉ và Pháp, gốc Bắc Phi, lớn lên ở những vùng ngoại ô Paris và Brussels, tự cực đoan nhờ internet hay thông qua các mạng lưới bạn bè. Sau đó, chúng gia nhập hàng ngũ thánh chiến tại Syria. Tại đây, chúng được huấn luyện, được củng cố niềm tin trước khi được đưa trở lại nơi họ từng sinh sống để tiến hành khủng bố.

Theo Theo Kiến Thức
MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.