Tổng thống Ý phải điều trần về thỏa thuận ngầm với mafia

Tổng thống Ý phải điều trần về thỏa thuận ngầm với mafia
TP - Lần đầu tiên trong lịch sử Italia, đương kim Tổng thống sẽ phải điều trần vì những cáo buộc có liên quan đến thỏa thuận ngầm giữa chính phủ và mafia từ những năm 90, khi ông là chủ tịch Hạ viện.

> Khi trùm mafia Ý đầu thú
> 'Bố già' bị ám sát, mafia Nga rúng động

Đương kim Tổng thống Ý Giorgio Napolitani sẽ phải điều trần
Đương kim Tổng thống Ý Giorgio Napolitani sẽ phải điều trần.

Ngày 27/5, tại thủ phủ đảo Sicilia Palermo sẽ mở phiên toà xét xử một loạt trùm mafia. Chúng bị buộc tội có liên quan đến hàng loạt vụ đánh bom khủng bố xảy ra tại thủ đô Roma và nhiều thành phố khác vào những năm 1992 - 1993. Mục đích của chúng là gây áp lực để buộc Nhà nước phải cải thiện điều kiện sống trong tù của một số tên trùm mafia đặc biệt nguy hiểm.

Theo cáo trạng của cơ quan công tố, Chính phủ Ý lúc đó đã ngấm ngầm chấp nhận những đòi hỏi của giới mafia để đổi lấy việc chúng cam kết chấm dứt “chiến lược khủng bố”.

Để thực hiện “thỏa thuận ngầm” nói trên, nhiều quan chức Nhà nước đã có những hành động vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng. Những hành động phạm pháp đó bị cơ quan điều tra phát hiện và giờ đây đưa ra trước toà.

Từ năm 1975, Chính phủ Ý đã bổ sung vào Bộ luật Hình sự điều 41-bis quy định một chế độ quản chế trong tù nghiêm ngặt hơn đối với những tên trùm mafia phạm những tội ác đặc biệt nghiêm trọng. Năm 1992-1993, những tên trùm mafia trong và ngoài tù đã lên các kế hoạch bạo lực và khủng bố nhằm buộc Chính phủ phải giảm nhẹ những quy định trong điều 41-bis.

Trước khi phiên tòa diễn ra, dư luận Ý đã chấn động bởi thông tin, người đứng đầu danh sách các nhân chứng do cơ quan công tố công bố là đương kim Tổng thống Ý Giorgio Napolitani, người giữ chức Chủ tịch Hạ viện Ý vào những năm 90. Đây là trường hợp đầu tiên trong lịch sử Ý, khi đương kim Tổng thống bị triệu tới tòa làm nhân chứng.

Theo Hiến pháp Ý, Tổng thống không nhất thiết phải đồng ý đến toà. Ông sẽ phải đưa ra lời khai theo một thủ tục đặc biệt. Ông không đến toà mà các thẩm phán sẽ đến dinh Tổng thống Quirinale của ông để nghe ông điều trần.

Ngoài đương kim Tổng thống, các thẩm phán còn muốn nghe lời khai của Tổng thống tiền nhiệm Azeglio Ciampi cùng một số nhân vật giữ trọng trách trong bộ máy Nhà nước hồi đó.

Họ phải giúp toà làm sáng tỏ những vấn đề như: có đúng là Nhà nước đã “thoả thuận ngầm” với mafia hay không, các quan chức cao cấp Chính phủ có được thông báo hay không và toàn bộ câu chuyện này đã dẫn tới những hậu quả gì?

Vào năm 1992, công tố viên kiên cường chống mafia Paolo Borsellino và thẩm phán Giovanni Falcone đều bị sát hại do một quả bom gài sẵn trên chiếc xe nổ tung tại Palermo. Không ít người cho rằng, đứng đằng sau cái chết này là cơ quan mật vụ Ý.

Theo họ, công tố viên Borsellino bị sát hại vì ông dự dịnh công bố thông tin về “thoả thuận ngầm” giữa Chính phủ và mafia. Cuốn nhật ký của ông biến mất một cách bí ẩn đúng vào ngày ông bị sát hại.

Ngồi trên ghế bị cáo sẽ là tất cả những tên trùm mafia bị bắt và kết án sau cái chết của Borsellino và Falcone. Trong số đó phải kể đến cựu “trùm của các ông trùm” Toto Riina (kẻ đã bị kết án tù chung thân vào năm 1992) và những sát thủ khét tiếng của mafia Leoluca Bagarella và Giovanni Bruski…Trên ghế bị cáo còn có một số sĩ quan của lực lượng cảnh sát quân sự và một trong những nhân vật sáng lập đảng Nhân dân tự do và đồng thời là Thượng nghị sĩ của đảng này, bạn thân của nhà chính khách Sylvio Berlusconi (người đã trở thành Thủ tướng vào năm 1994, ít lâu sau các vụ khủng bố nhằm vào Borsellino và Falcone).

Vũ Việt
Theo Nezavisimaia gazeta

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.