Tổng thư ký LHQ - Cuộc tranh chấp giữa các châu lục

Tổng thư ký LHQ - Cuộc tranh chấp giữa các châu lục
Nhiệm kỳ 2 của ông Kofi Annan đến cuối năm 2006 mới kết thúc, nhưng ngay từ năm 2004, vấn đề người kế nhiệm đã bắt đầu lan truyền và được bàn luận một cách công khai.
Tổng thư ký LHQ - Cuộc tranh chấp giữa các châu lục ảnh 1
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton

Cho đến nay đã có nhiều nhân vật xuất đầu lộ diện muốn gánh vác chức vụ không mấy dễ dàng này như Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Cựu Tổng thống Tiệp Khắc Kavin, Tổng thống Ba Lan Kwasniewski, Tổng thống Iran Khatami, Cựu Ngoại trưởng Thái Lan Surakiart Sathirathai và ông Shalem, người Ấn Độ, hiện là Phó giám đốc Cơ quan thông tin của LHQ.

Những ứng cử viên nói trên tuy đã được giới truyền thông thế giới nhắc tới, nhưng sự tự nguyện và sự tín nhiệm không phải ai cũng như ai.

Kavin được phe bảo thủ ở Mỹ ủng hộ, nhưng cũng có người nói ông ta không được các nước Đông Âu đồng tình. Hơn nữa, sức khỏe của ông này cũng không tốt lắm. Mới đây, Kwasniewski thổ lộ: Nếu LHQ cải tổ và chức vụ này có nhiều quyền hạn hơn, ông ta sẽ ra tranh cử. Tuy nhiên, ông sẽ không nghĩ tới chuyện đó nếu LHQ cứ giữ nguyên như hiện nay.

Theo Hiến chương LHQ, Tổng thư ký LHQ là người phụ trách điều hành công việc hành chính và các công việc khác thuộc Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng LHQ, Ủy ban về các vấn đề Kinh tế xã hội và các tổ chức khác thuộc LHQ. Căn cứ vào nguyên tắc độc lập, công bằng và tin cậy, Tổng thư ký LHQ có thể thực thi các giải pháp công khai hoặc bí mật nhằm ngăn chặn các cuộc tranh chấp quốc tế.

Chức trách và quyền hạn nói trên đã được quy định rõ ràng mang tính  cương lĩnh, tạo cho Tổng thư ký sự chủ động và không gian hành động khá lớn để giải quyết những vấn đề có tính chất khẩn cấp, cả thế giới quan tâm.

Lời phát biểu của Tổng thư ký mang tính định hướng dư luận thế giới, hơn thế còn có thể quyết định tới số phận của một số người, đặc biệt trong giai đoạn đang nghiên cứu vấn đề cải tổ cơ quan này hiện nay.

Tổng thư ký LHQ - Cuộc tranh chấp giữa các châu lục ảnh 2
Tổng thống Ba Lan Kwasniewski

Theo Hiến chương LHQ, Tổng thư ký do Hội đồng Bảo an đề cử và Đại hội đồng LHQ bổ nhiệm. Đó là phần cứng của quy định.

Tuy nhiên, chức vụ này còn bị ràng buộc bởi một số nguyên tắc bất thành văn như: Tổng thư ký do Hội đồng Bảo an đề cử do đó ứng cử viên này phải được sự đồng thuận của 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an. Ngoài ra theo ý kiến của Pháp, ngoài phần phải thông thạo tiếng Anh, Tổng thư ký phải thông thạo cả tiếng Pháp.

Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là nguyên tắc luân phiên 10 năm một lần, bắt đầu từ châu Á đến châu Âu, châu Mỹ và châu Phi, tất nhiên không tránh khỏi những trường hợp ngoại lệ.

Sau khi ông Boutros Ghali người Ai Cập mãn nhiệm chức Tổng thư ký LHQ  một nhiệm kỳ, ông Kofi Annan được kế nhiệm.

Năm 2001, ứng cử viên người châu Á do không đạt được sự đồng thuận nên ông Kofi Annan được tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ. Như vậy, người châu Phi liên tục đảm nhiệm chức vụ này trong 15 năm. Từ năm 1971, khi ông U-Thant, người Myanmar mãn nhiệm Tổng thư ký LHQ đến nay, chưa có người châu Á nào ngồi vào chiếc ghế này.

Ngày 6/4/2005, tại Hội nghị đối thoại và hợp tác châu Á lần thứ 4, các vị Ngoại trưởng đã ra tuyên bố: Chức vụ Tổng thư ký LHQ nhiệm kỳ tới phải do người châu Á đảm nhiệm. Trong thời gian này, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đang đi thăm các nước Nam Á. Các bản tuyên bố chung giữa Trung Quốc và các nước tới thăm đều khẳng định: theo nguyên tắc luân phiên giữa các  châu lục, chức vụ Tổng thư ký LHQ nhiệm kỳ tới thuộc về người châu Á.

Tại châu Á, một trong những ứng cử viên sáng giá là ông Shoragi - Cựu Ngoại trưởng Thái Lan. Mặc dù ông Shoragi được sự đồng tình của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhưng còn phải được sự ủng hộ của các nước khác thuộc châu Á. Ngoài ra, các nước khu vực châu Âu cũng còn đặt câu hỏi về vấn đề nhân sự này, bởi chức Giám đốc Điều hành Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hiện đang do người Thái Lan đảm nhiệm

MỚI - NÓNG