Tranh cãi quanh việc MH17 đi vào vùng cấm bay

Vị trí máy bay MH17 bị rơi. Đồ họa: Lê Việt Chung.
Vị trí máy bay MH17 bị rơi. Đồ họa: Lê Việt Chung.
Việc MH17 được cho là bị bắn hạ bằng tên lửa ở khu vực đang có chiến sự làm dấy lên những lời đồn đoán cho rằng phi cơ đã bay vào vùng cấm bay của Ukraine.

Chiều 17/7, chuyến bay mang số hiệu MH17 chở 298 người của hàng không Malaysia Airlines (MAS) rơi ở phía đông Ukraine, nơi đang có chiến sự. Chuyến bay đang trên hành trình từ Amsterdam đến Kuala Lumpur. Giới chức Ukraine và Mỹ nghi máy bay bị bắn bằng tên lửa phòng không.

Chiếc Boeing 777 bay dọc biên giới phía đông của Ukraine theo đường bay được thiết kế là A87. Máy bay đang ở độ cao 10.000 m khi biến mất khỏi màn hình radar. Trung tâm kiểm soát không lưu tại châu Âu Eurocontrol cho biết, tuyến đường này đã bị chính phủ Ukraine giới hạn độ cao 9.700 m tính từ mặt đất lên không trung, tuy nhiên vẫn mở đối với phi cơ đang bay.

Theo Indepedent, phi cơ Boeing 777 bị rơi xuống địa phận thuộc lãnh thổ miền đông Ukraine khi đang bay phía trên vùng cấm bay chưa đầy 300m. Nhiều mối nghi ngờ cho rằng máy bay của MAS đã bay vào vùng cấm bay và vô tình bị tên lửa bắn hạ.

Các phi công của MAS có thể đã phớt lờ một số cảnh báo tránh không phận của Ukraine vì đây là tuyến đường ngắn hơn, có thể để tiết kiệm nhiên liệu, thay vì chuyển hướng về phía bắc hoặc phía nam. Phi công có thể được cơ quan không lưu Ukraine cảnh báo về mối đe dọa của lực lượng quân đội trên mặt đất, khi máy bay di chuyển cách mặt đất hơn 9.100 m.

Cơ quan An ninh Ukraine hôm nay cáo buộc hai quan chức tình báo quân sự của Nga có liên quan đến vụ máy bay Malaysia bị bắn rơi ở miền đông, đồng thời công bố các đoạn băng ghi âm được cho là của tay súng ly khai và hai người này. Theo nội dung các cuộc trao đổi, một nhóm phiến quân đã bắn rơi một chiếc máy bay dân sự.

Nếu một máy bay đang bay ở độ cao gần 10.000 m, nó sẽ chỉ bị bắn hạ bởi một loại vũ khí đặc biệt phức tạp và tinh vi. Một quan chức của Bộ Nội vụ Ukraine cho biết máy bay đã bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa phòng không Buk. Hệ thống tên lửa có phạm vi tấn công ở độ cao này, nhưng nó cần đến phương pháp xạ kích để đẩy vận tốc máy bay lên 900 km/h. Nếu điều này là thật, thì đây là một hành động có chủ ý.

Theo Andrew Charlton, người sáng lập nhóm chuyên gia hàng không Aviation Advocacy, việc một chiếc máy bay thương mại bị nhầm lẫn với một máy bay quân sự là có thể xảy ra.

Tranh cãi quanh việc MH17 đi vào vùng cấm bay ảnh 1

Hiện trường rơi máy bay. Ảnh: Reuters.

Charlton cho biết việc máy bay bay trên khu vực của các nước đang có nội chiến và nguy cơ bùng nổ chiến tranh không phải là điều bất thường. Hãng hàng không của New Zealand từng bay qua nhiều vùng đang có chiến sự như Afghanistan và Iraq trên đường bay đến London trong nhiều năm.

Các hãng hàng không sẽ đưa ra quyết định về địa điểm bay căn cứ theo một số nhân tố như sức gió hay kế hoạch bay khác. Chỉ sau khi máy bay MH17 rơi được công bố, nhiều hãng hàng không mới thay đổi chính sách, tránh đường bay qua Ukraine.

Sau vụ việc này, không phận ở khu vực miền đông Ukraine đều đã bị giới hạn với các loại phi cơ dân sự, cho đến khi thông tin chi tiết và chính thức được xác minh. Kế hoạch bay mà phi công đưa ra sẽ được kiểm tra tự động để tránh bay vào các không phận bị giới hạn. Theo Eurocontrol, tất cả chuyến bay được báo cáo sử dụng tuyến đường này hiện đều bị từ chối.

MH17 được phép bay

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo sáng sớm nay về vụ tai nạn của chiếc máy bay mang số hiệu MH17, Thủ tướng Malaysia Najib Razak xác nhận chiếc Boeing 777 bị rơi khi đang trên đường bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur.

Theo The Star, ông khẳng định đường bay trên đã được Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế tuyên bố là an toàn. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cũng xác nhận không phận MH17 đi qua không bị hạn chế.

Trước đó, MAS cũng khẳng định tuyên bố trên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế tuyên bố là an toàn. Theo tổ chức này, không phận mà máy bay đang đi qua không bị hạn chế.

Theo Thùy Linh

Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.