Triều Tiên bị hoài nghi vì đề xuất quá hời

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chào đón một thành viên phái đoàn của Tổng thống Hàn Quốc tại một cuộc ăn tối. Ảnh: KCNA.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chào đón một thành viên phái đoàn của Tổng thống Hàn Quốc tại một cuộc ăn tối. Ảnh: KCNA.
TP - Tháng sau, Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên kể từ năm 2007 tại làng đình chiến. Sự nhượng bộ quá nhanh chóng lần này của Triều Tiên khiến giới quan sát nghi rằng quá tốt để có thể tin.

Sau 1 năm đe dọa nhấn chìm Triều Tiên trong “lửa và cuồng nộ” và chế nhạo nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, giờ đây Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chào đón tiến triển ngoại giao giữa hai miền Triều Tiên. Tổng thống Mỹ nói rằng, ông nghĩ Triều Tiên, do chịu áp lực trừng phạt quá căng, nên đang chân thành muốn chấm dứt thế bế tắc hạt nhân. Nhưng những quan chức Mỹ khác không lạc quan như vậy.

Câu hỏi lớn nhất mà nhiều người đang nghĩ đến là: Vì sao một nước quen bị cô lập đột nhiên thay đổi chính sách khi đang tiến rất gần mục tiêu suốt nhiều thập kỷ qua của họ là sở hữu vũ khí hạt nhân có khả năng tấn công bất kỳ nơi nào ở Mỹ, mà theo quan điểm của nhà lãnh đạo Kim là để bảo đảm sự sống còn của chính quyền Bình Nhưỡng. “Những tiến triển trên bán đảo Triều Tiên thường có thể đột ngột quay đầu. Chúng ta có vẻ đang ở trong giai đoạn như vậy”, báo Hong Kong South China Morning Post dẫn lời ông Mark Fitzpatrick, chuyên gia về hạt nhân tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế.

Ông Trump cho rằng, quá trình dẫn đến Thế vận hội mùa đông do Hàn Quốc vừa đăng cai “không tiến triển tốt” cho đến khi Triều Tiên đột ngột quyết định tham gia; điều đó giúp Olympic diễn ra “rất thành công”. Ông còn nói rằng, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in công nhận công lao của Mỹ vì đã “làm rất nhiều, nếu không nói là tất cả, để dẫn đến điều đó”.

Khi được hỏi tại một cuộc họp báo rằng, ông nghĩ điều gì khiến Triều Tiên mở cánh cửa đối thoại, Tổng thống Trump trả lời “Tôi”, rồi nói rằng đó là nhờ các biện pháp trừng phạt do Mỹ đi đầu, với sự giúp đỡ của Trung Quốc, khiến nền kinh tế Triều Tiên bị thắt chặt. Giới quan sát cho rằng, rất dễ hiểu khi ông Trump tự hào về điều này vì sau năm đầu tiên của nhiệm kỳ, ông đã đưa thế giới tiến gần đến một cuộc xung đột hạt nhân hơn bất kỳ thời điểm nào trong những năm sau Chiến tranh Lạnh.

Những tiếp xúc ban đầu giữa hai miền Triều Tiên dường như đã tốt hơn kỳ vọng. Ông Chung Eui-yong, giám đốc an ninh quốc gia của Hàn Quốc, cho biết, Triều Tiên sẵn lòng thảo luận về phi hạt nhân và dừng thử vũ khí nếu hai nước bước vào đàm phán. Đó chính xác là sự nhượng bộ mà Washington tìm kiếm để bắt đầu tiến trình ngoại giao với Bình Nhưỡng. Ông Chung nói rằng, để đổi lấy những cam kết đó, Triều Tiên muốn chấm dứt các mối đe dọa quân sự và một sự bảo đảm an ninh đáng tin cậy. Triều Tiên không xác nhận những thông tin này, và các quan chức hàng đầu của Mỹ nhìn nhận thông tin đó một cách ngờ vực hơn ông Trump.

“Có thể đây là một bước đột phá. Nhưng tôi thực sự nghi ngờ nó”, giám đốc tình báo Mỹ Dan Coats nói trước một phiên điều trần của Thượng viện. Trong một buổi họp thông tin cho báo chí, một quan chức cấp cao Mỹ (giấu tên) nói rằng, Triều Tiên “có lịch sử 27 năm phá vỡ mọi thỏa thuận họ tham gia”. Quan chức này cho rằng, Mỹ “cởi mở và lắng nghe nhiều hơn, nhưng người Triều Tiên luôn khiến chúng tôi hoài nghi”.

Trung Quốc cũng thận trọng khi hoan nghênh thỏa thuận giữa Triều Tiên và Hàn Quốc về việc tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử, và thúc giục hai bên nắm lấy cơ hội hiện nay để thúc đẩy phi hạt nhân hóa trên bán đảo.

Sẽ nới lỏng trừng phạt?

Kiểu hành xử ăn miếng trả miếng khiến giới quan sát lo ngại Triều Tiên và Hàn Quốc có thể vấp vào một cuộc chiến tàn khốc nữa giống như thời kỳ 1950-1953. Theo họ, nếu hai nước thù địch có thể đàm phán, ông Trump sẽ phải cân nhắc những nhượng bộ của mình để quá trình đối thoại có thể dẫn đến thỏa thuận. Điều này có nghĩa là Mỹ phải trì hoãn hoặc thay đổi các cuộc tập trận với Hàn Quốc, các hoạt động mà Triều Tiên coi là tập dượt xâm lược.

Một câu hỏi khác là liệu có việc giảm bớt hoặc ít nhất là hoãn triển khai các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên? “Nếu Bình Nhưỡng đòi giảm bớt trừng phạt như một cái giá để họ ngồi vào bàn thì họ sẽ thất bại. Mỹ sẽ không trả giá nào chỉ để khởi động đàm phán”, ông Fitzpatrick nói. Tổng thống Moon hôm qua nói rằng, các biện pháp trừng phạt Triều Tiên sẽ không được nới lỏng do cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới, Reuters đưa tin.

Nhưng Tổng thống Trump có thể linh hoạt trong một số vấn đề khác. Ông Adam Schiff, nghị sĩ Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, thúc giục ông Trump sử dụng ngoại giao để thử thách sự nghiêm túc của ông Kim trong việc từ bỏ vũ khí, hoặc để xem có phải liệu nhà lãnh đạo Triều Tiên chỉ đang cố khoét rãnh ngăn cách giữa Mỹ và đồng minh Hàn Quốc hay không. “Như câu nói nổi tiếng của Churchill ‘Buôn dưa lê’ cũng còn tốt hơn chiến tranh bất tận”, ông Schiff nói.

Lịch sử đã chứng kiến nhiều lần thất bại của tiến trình đàm phán 6 bên về tình hình Triều Tiên.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.