Trực thăng tấn công ‘made in China’ cất cánh lần đầu tiên

TPO - Hôm nay, 18/5, chiếc trực thăng tấn công Z-19E do Trung Quốc tự sản xuất đã thực hiện chuyến bay đầu tiên ở Cáp Nhĩ Tân (tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc).
Trực thăng tấn công ‘made in China’ cất cánh lần đầu tiên ảnh 1

Theo Trung Hoa Nhật báo, trực thăng tấn công Z-19E là chiếc máy bay được sản xuất bởi Tổng công ty Hàng không Trung Quốc (AVIC) nhằm mục đích bán ra nước ngoài (chữ E có nghĩa là “export”, tức “xuất khẩu”).

Trực thăng tấn công ‘made in China’ cất cánh lần đầu tiên ảnh 2

Trực thăng Z-19E được phát triển từ phiên bản Harbin Z-19. Z-19 có hệ thống radar và tên lửa chống tăng được giới phân tích nhận định tương đương với các máy bay trực thăng tấn công Tiger liên danh Đức, Pháp, Tây Ban Nha chế tạo.

Trực thăng tấn công ‘made in China’ cất cánh lần đầu tiên ảnh 3

Z-19E được thiết kế đặc biệt để đáp ứng yêu cầu của thị trường nước ngoài, theo Tân Hoa Xã.

Trực thăng tấn công ‘made in China’ cất cánh lần đầu tiên ảnh 4 Vì chỉ bay ở độ cao rất thấp nên Z-19E chủ yếu dùng để tấn công xe tăng, xe bọc thép và các mục tiêu mặt đất khác.
Trực thăng tấn công ‘made in China’ cất cánh lần đầu tiên ảnh 5 Cabin của Z-19E được thiết kế với hai ghế trước - sau, giúp cả hai phi công có được tầm nhìn tốt nhất. 
Trực thăng tấn công ‘made in China’ cất cánh lần đầu tiên ảnh 6

Z-19E được quảng cáo có thể hỗ trợ các nhiệm vụ trên chiến trường trong môi trường cả ngày lẫn đêm. Khả năng cơ động và khả năng “sinh tồn” của Z-19E trên chiến trường được cho là những cải tiến lớn.

Trực thăng tấn công ‘made in China’ cất cánh lần đầu tiên ảnh 7

Với trọng lượng cất cánh tối đa 4.250kg, Z-19E là một chiếc trực thăng tấn công loại nhẹ, có những lợi thế rõ ràng về tốc độ bay, tốc độ cất cánh.

Trực thăng tấn công ‘made in China’ cất cánh lần đầu tiên ảnh 8

Việc Trung Quốc trình làng máy bay Z-19E cho thấy nước này đang có tham vọng hướng đến thị trường xuất khẩu vũ khí hiện đại.

MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.