Trung Quốc cay đắng với 'cái đuôi' Myanmar

Trung Quốc cay đắng với 'cái đuôi' Myanmar
TPO - Tờ Financial Times của Anh vừa có bài viết Trung Quốc cần phải xem lại: Ai đã để mất Myanmar? Trung Quốc buộc phải xem xét lại mình đã “xa lánh và coi thường” đất nước vốn là “cái đuôi” của mình trước  đây như thế nào cũng như bài học đích thực mà Myanmar dạy cho Trung Quốc là gì?

Trung Quốc cay đắng với 'cái đuôi' Myanmar

> Mỹ - Nhật tập trận chiếm đảo nhằm vào ai?

> Báo TQ mong liên minh Mỹ - Nhật tan rã

 

 TPO - Tờ Financial Times của Anh vừa có bài viết Trung Quốc cần phải xem lại: Ai đã để mất Myanmar? Trung Quốc buộc phải xem xét lại mình đã “xa lánh và coi thường” đất nước vốn là “cái đuôi” của mình trước  đây như thế nào cũng như bài học đích thực mà Myanmar dạy cho Trung Quốc là gì?

Binh lính Trung Quốc tăng cường kiểm soát biên giới với Myanmar. Ảnh: Mizzima News
Binh lính Trung Quốc tăng cường kiểm soát biên giới với Myanmar. Ảnh: Mizzima News.
 

Tại Naypyidaw – thủ đô trên danh nghĩa của Myanmar, có một trung tâm hội nghị sang trọng vô cùng nổi bật, đây là công trình do một công ty kiến trúc quốc doanh của Trung Quốc xây tặng chính phủ Myanmar từ mấy năm về trước để thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước. Nhưng những ngày đầu tháng 6 vừa qua, khi hơn 900 nhà quản lý hàng đầu của các công ty lớn trên toàn cầu tụ tập về đây để tham gia Hội nghị Đông Á diễn đàn kinh tế thế giới lần đầu tiên do Myanmar tổ chức, gần như không thấy bóng dáng người Trung Quốc đâu. Theo danh sách của ban tổ chức diễn đàn, chỉ có 16 đại biểu tham dự  đến từ Trung Quốc đại lục.

Financial Times phân tích, mấy chục năm sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, chính sách ngoại giao của Mỹ luôn đặt ra câu hỏi “Ai đã để mất Trung Quốc”.  Hiện tại, các quan chức Bắc Kinh cũng đang hỏi câu hỏi nay: “Ai đã để mất Myanma?”

Theo Financial Times, 2 năm trước, Myanmar vẫn còn là quốc gia tập quyền cô lập, và có thể nói là “cái đuôi” của Trung Quốc. Tuy nhiên hiện tại, quốc gia này đã mở rộng cánh cửa, bầu không khí cải cách rộn ràng ở khắp nơi. Sự chế tài của phương Tây gần như đã được xóa bỏ hoàn toàn, các nhà đầu tư trên toàn cầu đổ về thị trường niềm năng với 60 triệu người tiêu dùng và cơ sở hạ tầng đang cần xây dựng gấp rút để đuổi kịp với thế giới này.

Tại diễn đàn kinh tế này, các nhà lãnh đạo quân sự của Myanma trong bộ trang phục dân tộc, nhiệt tình chào đón lãnh đạo các công ty đến từ Thái Lan, Việt Nam, châu Âu, Mỹ và Nhật Bản (số lượng nhà đầu tư Nhật Bản chiếm rất lớn).

Sự thiếu vắng của các nhà đại diện cho Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận, nguyên nhân là do các bộ trưởng và nghị sĩ của Myanma nhắc đến phương thức quan hệ với người bạn cũ Trung Quốc - sẽ cố gắng tỏ ra lịch thiệp trong hoàn cảnh công khai, nhưng khi chỉ có mặt hai bên lại hết sức gay gắt.

Một cố vấn bộ trưởng Myanmar nói: “Chúng tôi nói với người Trung Quốc rằng chúng tôi vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ của các anh, sau đó chúng tôi mời họ đi”.

Tổng thống Mỹ Barak Obama và người đồng cấp Myanmar Thein Sein và cái bắt tay lịch sử trong quan hệ giữa hai nước. Đánh dấu bước ngoặt mới của đất nước Myanmar đã ra khỏi cái bóng của người láng giềng khổng lồ
Tổng thống Mỹ Barak Obama và người đồng cấp Myanmar Thein Sein và cái bắt tay lịch sử trong quan hệ giữa hai nước. Đánh dấu bước ngoặt mới của đất nước Myanmar bắt đầu thoát ra khỏi cái bóng của người láng giềng khổng lồ.

Khi tổng thống Thein Sein có bài phát biểu trong lễ khai mạc của diễn đàn, trong trung tâm hội nghị còn có lời đàm tiếu nói rằng: Ông Thein Sein rất không hài lòng với việc Trung Quốc gia tăng độ ảnh hưởng ở quốc gia láng giềng kém phát triển như Myanmar. Trong ngày thứ hai của diễn đàn, có nguồn tin cho rằng, ông trùm điện thoại di động  China Mobile của Trung Quốc đã từ bỏ kế hoạch liên kết với ông trùm Vodafone trong cuộc đua giành giấy phép kinh doanh viễn thông tại Myanmar. Đây rõ ràng là thông tin chính xác, biết công ty Trung Quốc không có hy vọng trong cuộc đua này.

Financial Times cho biết, chính phủ Trung Quốc và Myanmar đều nhận thức được rằng, Trung Quốc giải quyết “rất tệ” mối quan hệ song phương. Tất cả những vấn đề này là do thái độ “ngạo mạn”, “coi thường” của Trung Quốc và một số nhân tố khác. Hiện tại PLA vẫn có độ ảnh hưởng rất lớn ở Myanma, ở đó không ít doanh nghiệp có bối cảnh quân đội Trung Quốc.

Bài báo còn nói thêm rằng, hầu hết hoạt động giải quyết các mối quan hệ thường nhật giữa hai nước đều được giao cho chính quyền và quân đội tỉnh Vân Nam, giữa Vân Nam và Myanmar có đường biên giới dài và “thiếu tính hợp pháp”. Kể cả là hiện nay, các chuyến bay giữa Myanmar và Trung Quốc đều lấy Côn Minh – thủ phủ của tỉnh Vân Nam làm trạm trung chuyển.

Financial Times chỉ ra rằng, cuối cùng các nhà lãnh đạo quân sự của Myanmar đã nhận thức được rằng họ đã quá lệ thuộc vào Trung Quốc với “trình độ kém”, cách làm khoa học nhất vẫn là để mình kết giao được với nhiều người bạn hơn. Dĩ nhiên điều này không có nghĩa rằng chính quyền phe cải cách sẽ từ bỏ Trung Quốc một cách triệt để. Trước hết mấy tháng tới đây đường ống dẫn khí thiên nhiên mới của Myanmar đều dẫn sang Trung Quốc, sau khi bị phương Tây cấm vận nhiều năm, công ty Trung Quốc đã tranh thủ được cơ hội vàng. Vẫn còn rất nhiều điều Trung Quốc có thể dạy Myanmar.

Cuối cùng, Financial Times khẳng định muốn níu kéo sự ảnh hưởng của mình tại Myanmar trong làn sóng cải cách đang trỗi dậy mạnh mẽ ở đất nước Đông Nam Á này, Trung Quốc buộc phải xem xét lại mình đã “xa lánh và coi thường” đất nước vốn là “cái đuôi” của mình trước  đây như thế nào cũng như bài học đích thực mà Myanmar dạy cho Trung Quốc là gì.

Huy Long
Theo Hoàn cầu

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG