Trung Quốc lo mất mặt vì ông Trump

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân Bành Lệ Viện đến Phần Lan hôm qua. Ông Tập dự kiến gặp Tổng thống Donald Trump vào ngày 6/7. Ảnh: Getty Images
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân Bành Lệ Viện đến Phần Lan hôm qua. Ông Tập dự kiến gặp Tổng thống Donald Trump vào ngày 6/7. Ảnh: Getty Images
TPO - Mỗi lần gặp các lãnh đạo thế giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump dùng tay theo cách không giống nhau. Vấn đề đang được chú ý là tay ông sẽ hoạt động như thế nào khi đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào hôm nay (6/4).

Với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, cú bắt tay nhiệt tình kéo dài 19 giây trở thành hiện tượng trên mạng. Với Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Mỹ chỉ bắt tay chóng vánh. Khi gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel, đôi tay của ông Trump không hề chìa ra.

Ông Tập Cận Bình thăm Florida trong 2 ngày để nói chuyện với ông Trump tại khu resort Mar-a-Lago sau một khởi đầu trắc trở trong quan hệ hai nước. Với một phái đoàn Trung Quốc trọng lễ nghi, bất kỳ hành động bất thường nào như cú bắt tay với ông Abe sẽ không phải là điều chỉ để cười là xong.

“Không có gì dại dột hơn điều đó”, ông Zhu Feng, giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại ĐH Nam Kinh, nói về cách thức bắt tay của ông Trump. “Lãnh đạo Trung Quốc rất nghiêm túc. Bất kỳ thủ thuật nào mà ông Trump sử dụng cũng có thể bị hiểu là sự sỉ nhục”, ông Zhu nói.

Những nguy cơ xảy ra hiểu nhầm giữa lãnh đạo Mỹ - Trung không chỉ nằm ở đôi tay ông Trump. Lãnh đạo hai nền kinh tế thế giới mang theo những quan điểm và phong cách trái ngược đến Mar-a-Lago. Tạp chí Time dẫn lời các quan chức từ Trung Quốc nói rằng họ rất lo lắng về những điều khác thường có thể xuất hiện.

Chuyến thăm lần này mới được xác nhận cuối tuần trước, còn chuyến thăm lần trước của ông Tập đến Sunnylands năm 2013 được thông báo trước 3 tuần, chuyến thăm đến Nhà Trắng năm 2015 được xác nhận trước cả vài tháng. Chủ tịch Trung Quốc lần này còn không nghỉ lại Mar-a-Lago mà tại khu resort Eau Palm Beach gần đó, báo chí địa phương cho biết.

Phía Trung Quốc nhiều lần khẳng định cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo sẽ có tính chất thoải mái – cho dù Bắc Kinh thích nghi thức và thứ bậc – nhằm tránh nguy cơ bị bẽ mặt nếu cuộc họp báo tại Vườn hồng Nhà Trắng không đưa ra được tuyên bố chung ý nghĩa.

Điều đáng lo với Trung Quốc là vị tổng thống 70 tuổi mới bước chân vào giới ngoại giao thường coi những cuộc gặp như vậy giống như cuộc thương lượng làm ăn. Gặp nhau, chơi golf, cùng ăn tối rồi nói chuyện thoải mái

Khác với Thủ tướng Abe, ông Tập không chơi golf, cũng không thích cách ngoại giao suồng sã.

Sau cuộc gặp với ông Abe, Tổng thống Mỹ còn đưa nhà lãnh đạo Nhật Bản vào chung vui một đám cưới tổ chức trong khu resort. “Nếu những điều diễn ra với ông Abe cũng diễn ra với ông Tập, họ sẽ rất giận”, GS Nick Bisley, một chuyên gia về châu Á tại ĐH La Trobe, Úc, nhận xét.

Chưa thấy điểm nào chung

Yếu tố đáng lo nữa là chính sách. Trong lúc tranh cử, ông Trump nói Trung Quốc “cưỡng hiếp” nước Mỹ, liên tục tuyên bố sẽ coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ và áp đặt mức thuế 45% lên hàng hóa từ Trung Quốc.

Sau khi đắc cử, ông Trump nhận cuộc gọi từ nhà lãnh đạo Đài Loan, phá vỡ thông lệ ngoại giao gần 4 thập kỷ qua. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sau đó cho rằng Trung Quốc nên bị chặn không được vào các đảo nhân tạo mà họ xây dựng trên biển Đông. Mới tuần trước, ông Trump đăng trên Twitter rằng cuộc gặp với ông Tập sẽ “rất khó khăn”.

Tất nhiên mỗi lần ông Tập gặp cựu Tổng thống Barack Obama đều có căng thẳng trong nhiều vấn đề, từ việc Trung Quốc không bắt giữ “người thổi còi” Edward Snowden ở Hong Kong, việc Mỹ đưa ra cáo trạng đối với các quan chức quân đội Trung Quốc với tội danh do thám trên mạng, đến những vấn đề dai dẳng như biển Đông. Nhưng nhờ những trao đổi ngoại giao sâu giữa hai bên, những cuộc gặp như vậy đều có thể đi đến một số thỏa thuận, như cấp visa 10 năm, bộ quy tắc ứng xử tránh va chạm bất ngờ trên biển, thỏa thuận thông báo cáo hoạt động quân sự lớn trên biển, hay việc Trung Quốc cam kết hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Nhưng đến nay vẫn chưa rõ hai bên đã đi đến nhận thức chung nào. Trước dây, lãnh đạo Mỹ và Trung thường thống nhất trong những vấn đề ít tranh cãi như thương mại và biến đổi khí hậu. Nhưng ông Trump đã gạt bỏ hết chính quan điểm của người tiền nhiệm trong những vấn đề này.

“Triều Tiên là vấn đề hai bên có thể đạt đồng thuận. Đó là vấn đề mà lợi ích của hai nước gần nhau nhất”, ông Bisley nói.

Nhưng không phải không còn ngăn cách trong cách thức ứng phó với Triều Tiên. Dù cả Washington và Bắc Kinh đều muốn dừng chương rình hạt nhân của Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh muốn duy trì chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un để ngăn nguy cơ hàng trăm ngàn người tị nạn tràn qua biên giới và một bán đảo Triều Tiên nằm dưới sự quản lý của một nước đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc. Còn Washington muốn điều ngược lại.

Ông Trump vẫn đang gặp khó khăn vì lực lượng hỗ trợ thiết hụt. Vị trí Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng vẫn đang khuyết. Con rể ông Trump là ông Jared Kushner được cho là người đảm trách công tác chuẩn bị cho cuộc gặp lần này.

“Các chuyên gia về Trung Quốc đâu? Các chuyên gia về châu Á đâu? Ông Trump khó có thể thỏa thuận sâu với ông Tập Cận Bình khi không có hậu phương đó?” Time dẫn ý kiến GS Carl Thayer ở Học viện Quốc phòng Úc.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.